Quân nhân chuyên nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội theo diện tự nguyện hay bắt buộc? Nếu bắt buộc thì phải tham gia các chế độ bảo hiểm nào?
Quân nhân chuyên nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội theo diện tự nguyện hay bắt buộc?
(1) Về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: căn cứ quy định tại Điều 2 Nghị định 33/2016/NĐ-CP quy định cụ thể đối với trường hợp đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân cụ thể như sau:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động thuộc diện hưởng lương tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, bao gồm:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Quân đội nhân dân;
b) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
c) Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân (sau đây được viết tắt là người làm công tác cơ yếu).
2. Người lao động thuộc diện hưởng phụ cấp quân hàm hoặc sinh hoạt phí tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, bao gồm:
a) Hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân;
b) Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ công an nhân dân; học viên công an nhân dân đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
c) Học viên cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
3. Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội.
4. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong thời gian đi học tập, thực tập, công tác, nghiên cứu, đi Điều dưỡng ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc phụ cấp quân hàm hoặc sinh hoạt phí ở trong nước và đóng bảo hiểm xã hội theo quy định thì được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội quy định tại Nghị định này.
5. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, bao gồm:
a) Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
b) Cơ quan, tổ chức có sử dụng người làm công tác cơ yếu;
c) Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này."
(2) Về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện: căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
"4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này."
Như vậy, quân nhân thuộc quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tức thuộc nhóm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật hiện hành.
Quân nhân chuyên nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội theo diện tự nguyện hay bắt buộc?
Quân nhân chuyên nghiệp Quân đội nhân dân tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc với những chế độ nào?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 33/2016/NĐ-CP, các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như sau:
"Điều 3. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội, bao gồm: Ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.
2. Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này được thực hiện cả 05 chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc.
3. Người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này được thực hiện chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.
4. Người lao động quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định này được thực hiện chế độ hưu trí và tử tuất."
Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này, quân nhân chuyên nghiệp Quân đội nhân dân tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải thực hiện cả 05 chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân được quản lý như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 33/2016/NĐ-CP, nhà nước thực hiện quản lý về bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an như sau:
"Điều 4. Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
Theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 Luật Bảo hiểm xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu.
2. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
3. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách và pháp luật về bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
4. Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực làm công tác bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
5. Quản lý về thu, chi bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội thuộc thẩm quyền."
Như vậy, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân là đối tượng thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc và phải thực hiện cả 5 chế độ ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất. Nhà nước cũng quy định cụ thể đối với việc quản lý về bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?