Quân nhân chuyên nghiệp có được miễn thi tuyển nếu chuyển ngành về cơ quan cũ trước khi vào phục vụ trong Quân đội không?
- Quân nhân chuyên nghiệp có được miễn thi tuyển nếu chuyển ngành về cơ quan cũ trước khi vào phục vụ trong Quân đội không?
- Quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ tại ngũ được chuyển ngành khi nào?
- Quân nhân đã chuyển ngành nhưng được cấp có thẩm quyền quyết định trở lại phục vụ trong Quân đội thì thời gian chuyển ngành có được tính để xét nâng lương không?
Quân nhân chuyên nghiệp có được miễn thi tuyển nếu chuyển ngành về cơ quan cũ trước khi vào phục vụ trong Quân đội không?
Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp khi chuyển ngành được quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 19/2022/NĐ-CP như sau:
Thực hiện chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng chuyển ngành
1. Thực hiện chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng chuyển ngành sang làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội hưởng lương từ ngân sách nhà nước (sau đây viết gọn là cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước) như sau:
a) Được ưu tiên bố trí việc làm phù hợp với ngành, nghề chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ; được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết phù hợp với công việc đảm nhiệm.
b) Được miễn thi tuyển, xét tuyển nếu chuyển ngành về cơ quan cũ trước khi vào phục vụ trong Quân đội hoặc chuyển ngành theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...
Như vậy, theo quy định, nếu quân nhân chuyên nghiệp chuyển ngành về cơ quan cũ có hưởng lương từ ngân sách nhà nước trước khi vào phục vụ trong Quân đội thì được miễn thi tuyển, xét tuyển.
Quân nhân chuyên nghiệp có được miễn thi tuyển nếu chuyển ngành về cơ quan cũ trước khi vào phục vụ trong Quân đội không? (Hình từ Internet)
Quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ tại ngũ được chuyển ngành khi nào?
Quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ tại ngũ được quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 như sau:
Điều kiện thôi phục vụ tại ngũ
1. Quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Khi hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;
b) Nam quân nhân chuyên nghiệp có đủ 25 năm, nữ quân nhân chuyên nghiệp có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng;
c) Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này.
2. Quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ theo chế độ bệnh binh khi sức khỏe bị suy giảm theo quy định của pháp luật.
3. Quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ tại ngũ được chuyển ngành khi được cấp có thẩm quyền đồng ý và được cơ quan, tổ chức nơi đến tiếp nhận.
4. Quân nhân chuyên nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì được phục viên.
Như vậy, theo quy định, quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ tại ngũ được chuyển ngành khi:
- Được cấp có thẩm quyền đồng ý;
- Được cơ quan, tổ chức nơi đến tiếp nhận.
Quân nhân đã chuyển ngành nhưng được cấp có thẩm quyền quyết định trở lại phục vụ trong Quân đội thì thời gian chuyển ngành có được tính để xét nâng lương không?
Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp chuyển ngành khi quay trở lại phục vụ trong Quân đội được quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 19/2022/NĐ-CP như sau:
Thực hiện chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng chuyển ngành
...
3. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đã chuyển ngành nhưng do yêu cầu nhiệm vụ, được cấp có thẩm quyền quyết định trở lại phục vụ trong Quân đội thì thời gian chuyển ngành công tác tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước được tính vào thời gian công tác liên tục để xét nâng lương, phiên quân hàm và tính thâm niên công tác.
4. Thực hiện chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp đã phục viên về địa phương trong thời gian không quá 01 năm (12 tháng) kể từ ngày quyết định phục viên có hiệu lực như sau:
a) Nếu được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì được thực hiện chế độ chuyển ngành theo quy định tại khoản 1 Điều này, đồng thời phải hoàn trả khoản trợ cấp phục viên một lần và trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần (đã nhận) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi quân nhân chuyên nghiệp công tác trước khi phục viên chỉ đạo thu hồi quyết định phục viên và các khoản trợ cấp nêu trên; ra quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển ngành; nộp các khoản trợ cấp đã thu vào ngân sách nhà nước và tài khoản chuyên thu của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng; hoàn thiện hồ sơ đề nghị Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng xác nhận, thực hiện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước đó theo quy định.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp quân nhân chuyên nghiệp đã chuyển ngành nhưng do yêu cầu nhiệm vụ, được cấp có thẩm quyền quyết định trở lại phục vụ trong Quân đội thì thời gian chuyển ngành công tác tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước được tính vào thời gian công tác liên tục để xét nâng lương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?