Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ cao đẳng là công việc mà người hành nghề thực hiện những công việc nào?
- Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ cao đẳng là công việc mà người hành nghề thực hiện những công việc nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức nào?
- Người học ngành quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ cao đẳng là công việc mà người hành nghề thực hiện những công việc nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục A Phần 3 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông (sau đây là gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110kV trở xuống trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc lắp đặt, quản lý, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lưới điện từ hạ áp đến 110kV đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống có thể làm việc tại các công ty điện lực, công ty truyền tải điện, nhà máy điện, các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, quản lý vận hành trạm biến áp và hệ thống cung cấp điện tại các khu công nghiệp với các nhiệm vụ như: Lắp đặt hệ thống lưới điện và trạm biến áp phân phối có điện áp đến 110 kV; lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa khí cụ điện, tủ phân phối điện, hệ thống thanh góp, tụ điện cao áp, hệ thống chống sét và lưới điện phân phối; xử lý chất thải trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị vận hành trên lưới điện; quản lý vận hành lưới điện phân phối đến 110 kV; kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đo lường, điều khiển tín hiệu, bảo vệ rơ le và tự động hóa, máy phát điện, máy biến áp có điện áp đến 110 kV; bảo dưỡng, sửa chữa đường dây tải điện; vận hành được máy biến áp, máy cắt điện, dao cách ly, dao cắt phụ tải.
Người hành nghề Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV phải có đủ sức khỏe để làm việc trong môi trường có điện, làm việc trong nhà, ngoài trời, trên cao.
Các thiết bị, sử dụng của ngành, nghề gồm các dụng cụ cầm tay, dụng cụ đo kiểm các đại lượng điện và không điện, các thiết bị, phương tiện xây lắp đường dây như: Tời, tó, palăng, typho, máy trắc địa, máy hàn điện, máy lấy độ võng, dụng cụ ép đầu cốt... máy vi tính, các trang bị bảo hộ lao động và phòng cháy chữa cháy...
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.400 giờ (tương đương 86 tín chỉ).
Người học ngành quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ cao đẳng là công việc mà người hành nghề thực hiện các công việc lắp đặt, quản lý, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lưới điện từ hạ áp đến 110kV đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Ngành quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức nào?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục A Phần 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kiến thức
- Phân tích được các thông số vận hành, các tình trạng làm việc bình thường, không bình thường và tình trạng sự cố của các thiết bị, lưới điện;
- Trình bày được nguyên lý vận hành, các đặc tính kỹ thuật của các thiết bị, lưới điện, nguyên lý hoạt động của hệ thống điện;
- Mô tả được chức năng, nội dung, phạm vi của phiếu công tác, lệnh công tác, phiếu thao tác; liệt kê được các công việc phải thực hiện theo phiếu công tác, lệnh công tác, phiếu thao tác;
- Mô tả được trình tự thủ tục, thời gian, nội dung kiểm tra định kỳ ngày, kiểm tra định kỳ đêm, kiểm tra kỹ thuật, kiểm tra đột xuất, kiểm tra sự cố;
- Mô tả được trình tự, nội dung kiểm tra cột vượt, kiểm tra điện trở tiếp đất cột, kiểm tra phát nhiệt, kiểm tra độ võng;
- Trình bày được phương pháp sử dụng các thiết bị kiểm tra, đo lường dùng trong quản lý vận hành và bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện;
- Mô tả, phân tích được bản thuyết minh thiết kế, các bản vẽ và sơ đồ hệ thống điện;
- Phân tích được các nguy cơ tai nạn, các biện pháp an toàn khi làm việc với thiết bị lưới điện;
- Trình bày được phương pháp sơ cấp cứu người bị tai nạn lao động;
- Trình bày được phương pháp bảo dưỡng, sửa chữa các hạng mục công trình lưới điện bao gồm đường dây trung hạ thế, trạm biến áp phân phối, cáp ngầm trung thế, trạm biến áp 110 kV;
- Trình bày được biện pháp tổ chức, biện pháp an toàn thi công các hạng mục công trình lưới điện;
- Trình bày được quy trình xử lý sự cố hệ thống điện, quy trình điều độ hệ thống điện;
- Xác định được danh mục các biên bản thí nghiệm thiết bị, hồ sơ lý lịch, tài liệu thiết bị, hồ sơ bản vẽ hoàn công, hồ sơ ghi thông số vận hành, hồ sơ các phiếu chỉnh rơ le;
- Phân tích được sơ đồ thay thế của các phần tử lưới điện, các thông số đường dây;
- Phân tích được các sơ đồ kết dây lưới điện, tính toán tổn thất, trào lưu công suất, ngắn mạch trong hệ thống điện;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức như trên.
Người học ngành quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 6 Mục A Phần 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
Như vậy, người học ngành quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.
Tải Quy định ngành quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống mới nhất năm 2023. Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?