Quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Bộ Ngoại giao theo Nghị định 28? Học viện Ngoại giao có phải là đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao không?
Quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Bộ Ngoại giao theo Nghị định 28 như thế nào?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 2 Nghị định 28/2025/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Ngoại giao, theo đó việc quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Bộ Ngoại giao được thực hiện như sau:
+ Tổng hợp, xây dựng kế hoạch hoạt động đối ngoại hằng năm và cả nhiệm kỳ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội; tổ chức triển khai các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng và Nhà nước theo quy định;
+ Chủ trì, phối hợp xây dựng chủ trương bầu cử tại các tổ chức quốc tế và các cơ chế đa phương; chủ trương tổ chức các sự kiện quốc tế có ý nghĩa quan trọng về chính trị, đối ngoại và việc đặt văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật, báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
+ Tổng hợp kế hoạch, đôn đốc hoạt động đối ngoại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan và các địa phương; hướng dẫn tổ chức thực hiện và tham mưu cho cấp có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, giám sát, yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan và các địa phương báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện các hoạt động đối ngoại; đôn đốc việc triển khai các cam kết, thỏa thuận quốc tế ký kết trong khuôn khổ các hoạt động đối ngoại cấp cao;
+ Xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ đối ngoại và hội nhập quốc tế theo quy định của pháp luật;
+ Tham mưu, chuẩn hoá và thống nhất quản lý về việc sử dụng các ngôn ngữ nước ngoài thông dụng trong hoạt động chính trị, ngoại giao ở cấp cao của Đảng và Nhà nước;
+ Thẩm định hoặc tham gia thẩm định các đề án trình cấp có thẩm quyền về đối ngoại theo quy định.
Quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Bộ Ngoại giao theo Nghị định 28? Học viện Ngoại giao có phải là đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao không? (Hình từ Internet)
Học viện Ngoại giao có phải là đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao không?
Căn cứ theo khoản 23 Điều 3 Nghị định 28/2025/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao như sau:
Cơ cấu tổ chức
...
18. Cục Ngoại vụ và Ngoại giao văn hoá.
19. Cục Quản trị Tài vụ.
20. Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh.
21. Ủy ban Biên giới quốc gia.
22. Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
23. Học viện Ngoại giao.
24. Báo Thế giới và Việt Nam.
25. Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 22 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 23 đến khoản 24 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Ngoại giao.
...
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trình Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Ngoại giao và ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Bộ Ngoại giao.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức thuộc bộ, trừ tổ chức quy định tại khoản 23 Điều này.
Theo đó, học viện Ngoại giao là đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao. Học viện Ngoại giao là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Ngoại giao.
Ngoài ra, bộ trưởng Bộ Ngoại giao trình thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của học viện Ngoại giao.
Giấy đăng ký của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam có phải do Bộ ngoại giao cấp không?
Căn cứ theo khoản 22 Điều 2 Nghị định 28/2025/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Ngoại giao như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện đường lối, chính sách của Nhà nước, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức Việt Nam ở nước ngoài theo quy định;
b) Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức Việt Nam ở nước ngoài thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.
21. Quản lý hoạt động của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan lãnh sự danh dự nước ngoài và các cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế liên chính phủ đặt tại Việt Nam theo quy định.
22. Quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam; cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy đăng ký của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam theo quy định.
23. Về công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế;
b) Kiểm tra đề xuất ký, gia nhập điều ước quốc tế của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan trước khi trình Chính phủ, cho ý kiến thỏa thuận quốc tế của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan khác theo quy định;
c) Tham mưu, nghiên cứu, đề xuất về việc đàm phán điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia và các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ theo quy định;
...
Theo đó, Bộ ngoại giao sẽ là cơ quan cấp giấy đăng ký của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
Ngoài ra, Bộ ngoại giao là cơ quan quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Công ty TNHH một thành viên được hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không?
- Học ngành quản lý y tế có thể trở thành viên chức y tế công cộng hạng 3 không? Nhiệm vụ của viên chức y tế công cộng hạng 3 là gì?
- Chế độ làm việc của Thủ tướng Chính phủ như thế nào? Trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ là gì?
- Viết bài văn tả chiếc máy giặt nhà em ngắn lớp 5 ngắn? Học sinh lớp 5 có thành tích xuất sắc được khen thưởng thế nào?
- Cung cấp nước sinh hoạt có phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung hay không?