Quản lý giáo dục là gì? Vai trò của cán bộ quản lý giáo dục trong tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục?
Quản lý giáo dục là gì?
Hiện nay, không có quy định nào giải thích khái niệm "Quản lý giáo dục" là gì.
Tuy nhiên, có thể hiểu quản lý giáo dục là quá trình tổ chức, điều hành và giám sát các hoạt động giáo dục nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục đề ra, bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các chương trình, chính sách và nguồn lực trong lĩnh vực giáo dục.
Các nhiệm vụ chính trong quản lý giáo dục bao gồm:
- Lập kế hoạch: Xác định mục tiêu giáo dục và phát triển các chiến lược để đạt được mục tiêu đó.
- Tổ chức: Thiết lập cơ cấu tổ chức, phân công nhiệm vụ và tạo ra môi trường học tập thuận lợi.
- Lãnh đạo: Hướng dẫn, động viên và hỗ trợ giáo viên và học sinh để thúc đẩy sự phát triển và cải tiến liên tục.
- Giám sát và đánh giá: Theo dõi tiến trình thực hiện các chương trình giáo dục, đánh giá hiệu quả và điều chỉnh khi cần thiết.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Quản lý giáo dục là gì? Vai trò của cán bộ quản lý giáo dục trong tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục? (Hình từ Internet)
Cán bộ quản lý giáo dục có vai trò thế nào trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục?
Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục được quy định tại Điều 18 Luật Giáo dục 2019 như sau:
Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục
1. Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục.
2. Cán bộ quản lý giáo dục có trách nhiệm học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và thực hiện các chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật.
3. Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục.
Theo đó, cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục.
Ngoài vai trò nêu trên, cán bộ quản lý giáo dục còn có trách nhiệm học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và thực hiện các chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật.
Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục được pháp luật quy định thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 104 Luật Giáo dục 2019, nội dung quản lý nhà nước về giáo dục được quy định cụ thể như sau:
(1) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục.
(2) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trường, chuẩn cơ sở giáo dục, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục, điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh; quy định hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường; quy định về đánh giá kết quả học tập và rèn luyện; khen thưởng và kỷ luật đối với người học.
(3) Quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ làm việc của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục; tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục;
Tiêu chuẩn chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; ban hành quy tắc ứng xử của nhà giáo, của cơ sở giáo dục; quy định về điều kiện, tiêu chuẩn và hình thức tuyển dụng giáo viên.
(4) Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; khung trình độ quốc gia; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn, định mức sử dụng cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị trường học; việc biên soạn, sử dụng sách giáo khoa, giáo trình; việc thi, kiểm tra, tuyển sinh, liên kết đào tạo và quản lý văn bằng, chứng chỉ; việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được sử dụng tại Việt Nam.
(5) Quy định về đánh giá chất lượng giáo dục; tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục.
(6) Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục.
(7) Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục.
(8) Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
(9) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục.
(10) Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục.
(11) Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế, đầu tư của nước ngoài về giáo dục.
(12) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật trong giáo dục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?
- Viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 chọn lọc?
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
- Toàn bộ Công văn 7619-CV/BTCTW hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của cấp ủy cơ sở? Tải Công văn 7619?
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?