Quan hệ của Hiệp hội, Hội công chứng viên với Liên minh Công chứng Quốc tế, tổ chức công chứng quốc tế và nước ngoài được thực hiện theo Quy chế gì?
Quan hệ của Hiệp hội, Hội công chứng viên với Liên minh Công chứng Quốc tế, tổ chức công chứng quốc tế và nước ngoài được thực hiện theo Quy chế gì?
Quan hệ của Hiệp hội, Hội công chứng viên với Liên minh Công chứng Quốc tế, tổ chức công chứng quốc tế và nước ngoài được thực hiện theo Quy chế theo Điều 41 Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 1178/QĐ-BTP năm 2023 quy định như sau:
Quan hệ của Hiệp hội, Hội công chứng viên với Liên minh Công chứng Quốc tế, các tổ chức công chứng quốc tế và nước ngoài
1. Hiệp hội công chứng viên Việt Nam mở rộng quan hệ quốc tế với Liên minh Công chứ ng Quốc tế, các tổ chức công chứng quốc tế và nước ngoài trên cơ sở tự chủ, bình đẳng và hợp tác nhằm góp phần phát triển nghề công chứng, nâng cao vai trò, vị thế của Hiệp hội và công chứng Việt Nam trên thế giới.
2. Hiệp hội là thành viên của Liên minh Công chứng Quốc tế, đại diện cho hội viên trong quan hệ với Liên minh Công chứng Quốc tế, các tổ chức công chứng quốc tế và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3. Quan hệ của Hiệp hội, Hội công chứng viên với Liên minh Công chứng Quốc tế, tổ chức công chứng quốc tế và nước ngoài được thực hiện theo Quy chế Đối ngoại và hợp tác quốc tế do Hội đồng công chứng viên toàn quốc ban hành, phù hợp với quy định của Điều lệ này, pháp luật về hợp tác quốc tế.
Theo đó, quan hệ của Hiệp hội, Hội công chứng viên với Liên minh Công chứng Quốc tế, tổ chức công chứng quốc tế và nước ngoài được thực hiện theo Quy chế Đối ngoại và hợp tác quốc tế do Hội đồng công chứng viên toàn quốc ban hành, phù hợp với quy định của Điều lệ này, pháp luật về hợp tác quốc tế.
Hiệp hội, Hội công chứng viên với Liên minh Công chứng Quốc tế (Hình từ Internet)
Hiệp hội, Hội công chứng viên với cơ quan quản lý nhà nước về công chứng có quan hệ gì?
Hiệp hội, Hội công chứng viên với cơ quan quản lý nhà nước về công chứng có quan hệ theo Điều 39 Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 1178/QĐ-BTP năm 2023 quy định như sau:
Quan hệ của Hiệp hội, Hội công chứng viên với cơ quan quản lý nhà nước về công chứng
1. Hiệp hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm kết hợp giữa tăng cường quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của Hiệp hội.
2. Hội công chứng viên chịu sự quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi Hội công chứng viên được thành lập, do Sở Tư pháp trực tiếp tham mưu, phối hợp với các sở, ngành liên quan theo quy định của pháp luật; bảo đảm kết hợp giữa tăng cường quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của Hội công chứng viên.
Như vậy, Hiệp hội, Hội công chứng viên với cơ quan quản lý nhà nước về công chứng có quan hệ sau:
- Hiệp hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm kết hợp giữa tăng cường quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của Hiệp hội.
- Hội công chứng viên chịu sự quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi Hội công chứng viên được thành lập, do Sở Tư pháp trực tiếp tham mưu, phối hợp với các sở, ngành liên quan theo quy định của pháp luật; bảo đảm kết hợp giữa tăng cường quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của Hội công chứng viên.
Hiệp hội công chứng viên Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam theo Điều 4 Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 1178/QĐ-BTP năm 2023 quy định như sau:
- Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên theo quy định của Điều lệ Hiệp hội và theo quy định của pháp luật.
- Kết nạp, khai trừ hội viên; khen thưởng, kỷ luật hội viên; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Điều lệ này.
- Ban hành Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; giám sát hội viên trong việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng và quy định của pháp luật về công chứng.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, tập sự hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật; tham gia xây dựng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Thành lập Quỹ bồi thường thiệt hại trong phạm vi tổ chức mình để hỗ trợ việc bồi thường thiệt hại do lỗi của hội viên là công chứng viên khi hành nghề công chứng; quản lý Quỹ bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về công chứng theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra việc thực hiện Điều lệ này; đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ Nghị quyết, Quyết định, Quy định của Hội công chứng viên trái với Điều lệ này; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ nghị quyết, quyết định, quy định của Hội công chứng viên trái với quy định của pháp luật.
- Báo cáo Bộ Tư pháp về Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, phương án nhân sự, kết quả Đại hội nhiệm kỳ; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc báo cáo khác theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?