Quán cà phê hoạt động thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh nhưng không đăng ký kinh doanh thì bị xử lý như thế nào?
Đối tượng nào phải đăng ký kinh doanh?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định về việc cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên như sau:
Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
...
Căn cứ khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hộ kinh doanh như sau.
Hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
...
Theo đó, về nguyên tắc thì mọi cơ sở khi kinh doanh kể cả doanh nghiệp và hộ kinh doanh đều phải có giấy đăng ký kinh doanh (hoặc giấy tờ có giá trị tương đương), trừ các trường hợp theo quy định tại Điều 3 nêu trên.
Đăng ký kinh doanh (Hình từ Internet)
Quán cà phê hoạt động thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh nhưng không đăng ký kinh doanh thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm về thành lập doanh nghiệp như sau:
Vi phạm về thành lập doanh nghiệp
...
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký;
b) Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
c) Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
Căn cứ Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm về đăng ký hộ kinh doanh như sau:
Vi phạm về đăng ký hộ kinh doanh
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cá nhân, các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh;
b) Không được quyền thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn thành lập hộ kinh doanh;
c) Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định;
....
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
...
Theo đó, tổ chức hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký kinh doanh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng và bị buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm.
Hành vi không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký kinh doanh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và bị buộc đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.
Như vậy, trong trường hợp quán cà phê là hộ kinh doanh bắt buộc phải đăng ký kinh doanh nhưng không đăng ký kinh doanh thì quán này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và bị buộc đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.
Quán cà phê hoạt động dưới hình thức trá hình mại dâm thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 327 Bộ luật Hình sự 2015, điểm r khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội chứa mại dâm như sau:
Tội chứa mại dâm
1. Người nào chứa mại dâm, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Cưỡng bức mại dâm;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Chứa mại dâm 04 người trở lên;
đ) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
e)Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
g) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
...
Như vậy, nếu quán cà phê hoạt động dưới hình thức trá hình mại dâm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội chứa mại dâm tương ứng với các khung hình phạt được quy định tại Điều 327 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?