Quá trình lựa chọn nhà đầu tư quốc tế dự án PPP có thể sử dụng ngôn ngữ nước nào theo quy định hiện nay?
Quá trình lựa chọn nhà đầu tư quốc tế dự án PPP có thể sử dụng ngôn ngữ nước nào theo quy định?
Căn cứ Điều 32 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định về ngôn ngữ sử dụng trong lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP như sau:
Ngôn ngữ sử dụng trong lựa chọn nhà đầu tư
Ngôn ngữ sử dụng trong lựa chọn nhà đầu tư là tiếng Việt đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước; là tiếng Anh hoặc tiếng Việt và tiếng Anh đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế.
Theo đó, ngôn ngữ sử dụng trong lựa chọn nhà đầu tư là tiếng Việt đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước; là tiếng Anh hoặc tiếng Việt và tiếng Anh đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế.
Như vậy, ngoài tiếng Việt thì khi lựa chọn nhà đầu tư quốc tế có thể kết hợp sử dụng tiếng Anh hoặc chỉ sử dụng tiếng Anh.
Quá trình lựa chọn nhà đầu tư quốc tế dự án PPP có thể sử dụng ngôn ngữ nước nào theo quy định? (hình từ internet)
Việc lựa chọn nhà đầu tư quốc tế dự án PPP được thực hiện thông qua mấy hình thức?
Tại Điều 31 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định như sau:
Lựa chọn nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư quốc tế
1. Việc lựa chọn nhà đầu tư trong nước được thực hiện thông qua các hình thức quy định tại các điều 37, 38, 39 và 40 của Luật này, trong đó chỉ có nhà đầu tư thành lập theo pháp luật Việt Nam được tham dự.
2. Việc lựa chọn nhà đầu tư quốc tế được thực hiện thông qua các hình thức quy định tại các điều 37, 38, 39 và 40 của Luật này, trong đó nhà đầu tư thành lập theo pháp luật nước ngoài và nhà đầu tư thành lập theo pháp luật Việt Nam đều được tham dự.
3. Việc lựa chọn nhà đầu tư quốc tế được áp dụng đối với tất cả các dự án PPP, trừ trường hợp sau đây:
a) Dự án thuộc ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư;
b) Dự án cần bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước.
Theo đó, việc lựa chọn nhà đầu tư quốc tế dự án PPP được thực hiện thông qua những hình thức sau:
(1) Đấu thầu rộng rãi: là hình thức lựa chọn nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà đầu tư tham dự (được quy định tại Điều 37 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020).
(2) Đàm phán cạnh tranh (quy định tại Điều 38 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020): hình thức này được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Có không quá 03 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án được mời tham dự;
- Dự án ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao;
- Dự án ứng dụng công nghệ mới theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
(3) Chỉ định nhà đầu tư (quy định tại Điều 39 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020): hình thức này được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Dự án cần bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước;
- Dự án cần phải lựa chọn ngay nhà đầu tư thay thế theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 52 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 để bảo đảm tính liên tục trong quá trình thực hiện dự án.
(4) Lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt (được quy định tại Điều 40 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020).
Nhóm nhà đầu tư dự án PPP nào thuộc nhóm được hưởng ưu đãi và nguyên tắc áp dụng ưu đãi là gì?
Tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 35/2021/NĐ-CP quy định về nhóm nhà đầu tư dự án PPP thuộc nhóm được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư gồm:
- Nhà đầu tư có hồ sơ đề xuất dự án được chấp thuận được hưởng mức ưu đãi 5% khi đánh giá hồ sơ dự thầu;
- Nhà đầu tư có cam kết sử dụng nhà thầu trong nước tham gia thực hiện dự án với giá trị công việc chiếm tỷ lệ từ 25% tổng mức đầu tư của dự án trở lên được hưởng mức ưu đãi 3% khi đánh giá hồ sơ dự thầu;
- Nhà đầu tư khi tham gia lựa chọn nhà đầu tư quốc tế có cam kết sử dụng hàng hóa, vật tư, vật liệu, thiết bị trong nước để thực hiện dự án với giá trị chiếm tỷ lệ từ 25% tổng mức đầu tư của dự án trở lên được hưởng mức ưu đãi 2% khi đánh giá hồ sơ dự thầu.
Cũng theo quy định này, việc lựa chọn nhà đầu tư được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư như sau:
- Nhà đầu tư tham dự thầu thuộc đối tượng được hưởng nhiều hơn một loại ưu đãi thì khi tính ưu đãi chỉ được hưởng mức cao nhất theo quy định của hồ sơ mời thầu;
- Trường hợp sau khi tính ưu đãi, nếu các hồ sơ dự thầu xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên cho nhà đầu tư có đề xuất dự án được chấp thuận;
- Trường hợp nhà đầu tư thuộc đối tượng ưu đãi quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này được lựa chọn ký kết hợp đồng nhưng không thực hiện theo đúng cam kết trong hồ sơ dự thầu và hợp đồng dự án PPP thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại hợp đồng dự án PPP.
Trong trường hợp này, hợp đồng dự án PPP phải quy định điều khoản xử phạt cụ thể tương ứng với mức ưu đãi nhà đầu tư được hưởng khi đánh giá hồ sơ dự thầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?