Phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa từ bao nhiêu chỗ phải có phòng vệ sinh cho khách?

Phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa từ bao nhiêu chỗ phải có phòng vệ sinh cho khách theo quy định hiện hành? Phương tiện vận tải khách du lịch không có phòng vệ sinh cho khách theo quy định bị phạt bao nhiêu? Câu hỏi của chị Nhi (Hải Dương).

Phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa từ bao nhiêu chỗ phải có phòng vệ sinh cho khách?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 42/2017/TT-BGTVT quy định như sau:

Quy định đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa
1. Phương tiện phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.
2. Phương tiện phải lắp đặt thiết bị nhận dạng tự động - AIS khi hoạt động trên tuyến từ bờ ra đảo hoặc giữa các đảo theo quy định của pháp luật.
3. Trang bị đủ số lượng phao, áo phao cho du khách trên tàu.
4. Phương tiện thủy nội địa vận tải khách du lịch phải đảm bảo nội thất và tiện nghi như sau:
a) Đối với phương tiện từ 12 ghế ngồi đến 20 ghế ngồi phải trang bị: Bảng hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị cứu sinh, cứu đắm và số điện thoại, địa chỉ các cơ quan tìm kiếm cứu nạn để tại vị trí ghế ngồi của khách; có biểu đồ hành trình tuyến du lịch; có thùng chứa đồ uống; thùng đựng rác.
b) Đối với phương tiện từ 20 ghế ngồi đến 50 ghế ngồi ngoài các quy định tại điểm a khoản này còn phải trang bị: dụng cụ chống nắng, micro; tủ thuốc và các dụng cụ sơ cứu, cứu nạn theo danh mục quy định của Bộ Y tế; Khu vực phục vụ dịch vụ ăn uống và khu chế biến (nếu có) phải đảm bảo yêu cầu theo quy định của Bộ Y tế và đảm bảo các quy định an toàn phòng chống cháy nổ.
c) Đối với phương tiện từ trên 50 ghế ngồi trở lên ngoài các quy định tại điểm b khoản này phải trang bị: Mái che, rèm cửa chống nắng, điều hòa nhiệt độ hoặc quạt mát tương ứng với số khách du lịch được vận chuyển; phòng vệ sinh.
5. Đối với tàu thủy lưu trú du lịch thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Chiếu theo quy định này, phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa từ 50 chỗ ngồi phải có phòng vệ sinh cho khách nếu không sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Phương tiện vận tải khách du lịch từ bao nhiêu chỗ phải có phòng vệ sinh cho khách theo quy định hiện hành?

Phương tiện vận tải khách du lịch từ bao nhiêu chỗ phải có phòng vệ sinh cho khách theo quy định hiện hành? (hình từ Internet)

Phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa không có phòng vệ sinh cho khách theo quy định bị phạt bao nhiêu?

Tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa
...
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có hợp đồng vận tải khách du lịch theo quy định;
b) Không trang bị đủ số lượng áo phao cho khách du lịch trên phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa theo quy định;
c) Không có bảng hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị cứu sinh, cứu đắm và số điện thoại, địa chỉ các cơ quan tìm kiếm cứu nạn để tại vị trí ghế ngồi của khách du lịch đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa;
d) Không có biểu đồ hành trình tuyến du lịch đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa;
đ) Không có thùng chứa đồ uống đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa;
e) Không có thùng đựng rác đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa;
g) Không có dụng cụ chống nắng đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa từ 20 ghế ngồi trở lên;
h) Không có micro đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa từ 20 ghế ngồi trở lên;
i) Không đảm bảo yêu cầu của khu vực phục vụ dịch vụ ăn uống, khu chế biến (nếu có) theo quy định đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa từ 20 ghế ngồi trở lên;
k) Không có mái che đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa từ 50 ghế ngồi trở lên;
l) Không có rèm cửa chống nắng đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa từ 50 ghế ngồi trở lên;
m) Không có phòng vệ sinh đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa từ 50 ghế ngồi trở lên.
...

Đối chiếu với quy định này, cá nhân kinh doanh phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa không có phòng vệ sinh cho khách theo quy định sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đối với tổ chức mức phạt tiền sẽ nhân hai (theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP).

Phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa không có phòng vệ sinh cho khách theo quy định có bị đình chỉ hoạt động không?

Theo khoản 5 Điều 18 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa
...
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nhân viên phục vụ khách du lịch không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định;
b) Sử dụng người điều khiển phương tiện vận tải khách du lịch và thuyền viên không bảo đảm theo quy định.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng biển hiệu vận tải khách du lịch trong thời gian từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b và điểm m khoản 3 Điều này.

Theo đó, phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa không có phòng vệ sinh cho khách theo quy định bị đình chỉ hoạt động trong thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng.

Kinh doanh vận tải hành khách
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hộ kinh doanh không được kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định được quy định như thế nào?
Pháp luật
Xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách tuyến cố định theo Nghị định 158/2024 thế nào?
Pháp luật
Từ năm 2025, xe ô tô đưa đón học sinh có niên hạn sử dụng không quá 20 năm? Xe hết niên hạn sử dụng có bị thu hồi biển số xe?
Pháp luật
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng trên 30 năm không? Có được ưu tiên dừng, đỗ tại các trung tâm thương mại?
Pháp luật
Tài xế lái xe theo hợp đồng chở đám tang có cần phải mang theo danh sách hành khách trên xe hay không?
Pháp luật
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi cần có phù hiệu taxi hay không? Người điều khiển taxi cần làm gì khi phương tiện không có thiết bị giám sát hành trình?
Pháp luật
Kinh doanh vận tải hành khách đường thủy nội địa là gì? Khi gặp thời tiết xấu thì người điều khiển phương tiện thủy nội địa phải làm gì?
Pháp luật
Thế nào là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định? Thời gian tăng cường phương tiện để giải tỏa hành khách tối đa là bao lâu?
Pháp luật
Lệ phí trước bạ khi đăng ký xe ô tô để kinh doanh vận tải hành khách có được tính là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN?
Pháp luật
Lái xe ô tô đưa đón học sinh phải có 02 năm kinh nghiệm lái xe kinh doanh vận tải hành khách theo đề xuất tại Dự thảo Luật Đường bộ?
Pháp luật
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi được ưu tiên dừng, đỗ để đón, trả khách tại những địa điểm nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh doanh vận tải hành khách
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
892 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh doanh vận tải hành khách

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh vận tải hành khách

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào