Phương tiện thực hiện phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai đường bộ chủ yếu bao gồm những gì?

Phương tiện phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai đường bộ bao gồm những gì? Phạm vi điều động phương tiện phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai đường bộ của Giám đốc Khu Quản lý đường bộ? Nguyên tắc hoạt động phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai và cứu nạn trong lĩnh vực đường bộ là gì?

Phương tiện chủ yếu thực hiện phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai đường bộ bao gồm những gì?

Phương tiện chủ yếu thực hiện phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai đường bộ được quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT như sau:

Quản lý và sử dụng phương tiện, trang thiết bị, vật tư dự phòng
1. Vật tư, trang thiết bị dự phòng cho công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai:
a) Vật tư, trang thiết bị chủ yếu bao gồm: trang bị bảo hộ lao động, áo phao, đèn pin, bao tải, vải bạt, đá hộc, đá dăm, rọ thép, dây cáp, dây thép, dây thừng, búa, cuốc, xẻng, nhựa đường, xi măng, xăng, dầu, dầm cầu các loại, cọc thép, cọc bê tông, biển báo, rào chắn, hộ lan; máy phát điện, máy bơm, máy hàn, kích, thiết bị thông tin liên lạc hữu tuyến và vô tuyến;
b) Trang thiết bị, vật tư dự phòng được bố trí, lưu giữ, bảo quản tại các kho chứa trang thiết bị, vật tư dự phòng trong lĩnh vực đường bộ. Bộ Giao thông vận tải quyết định vị trí đặt kho chứa trang thiết bị, vật tư dự phòng thuộc phạm vi quản lý trên cơ sở đề xuất của Cục Đường bộ Việt Nam.
2. Phương tiện thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai:
a) Phương tiện chủ yếu bao gồm: phà, cần cẩu cứu hộ, cần cẩu thi công bốc xếp, xe chuyên dùng cứu nạn, xe chuyên dùng cứu hộ, xe tải, ca nô, búa đóng cọc, máy xúc, máy ủi;
b) Cục Đường bộ Việt Nam, Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải các địa phương xây dựng phương án điều động phương tiện tham gia phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
...

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì phương tiện chủ yếu thực hiện công tác phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai đường bộ bao gồm: Phà, cần cẩu cứu hộ, cần cẩu thi công bốc xếp xe chuyên dùng cứu nạn, xe chuyên dùng cứu hộ, xe tải, ca nô, búa đóng cọc, máy xúc, máy ủi.

Phương tiện phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai đường bộ bao gồm những gì? Phạm vi điều động phương tiện của Giám đốc Khu Quản lý đường bộ?

Phương tiện thực hiện phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai đường bộ chủ yếu bao gồm những gì? (Hình từ Internet)

Phạm vi điều động phương tiện phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai đường bộ của Giám đốc Khu Quản lý đường bộ?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 17 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT như sau:

Quản lý và sử dụng phương tiện, trang thiết bị, vật tư dự phòng
...
3. Thẩm quyền điều động phương tiện, vật tư dự phòng:
a) Trưởng Ban chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ Giao thông vận tải, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam có thẩm quyền điều động vật tư, phương tiện, trang thiết bị dự phòng thuộc phạm vi quản lý để phục vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên hệ thống quốc lộ quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Đường bộ; hoặc hỗ trợ, chi viện cho các địa phương theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia;
b) Giám đốc Khu Quản lý đường bộ có thẩm quyền điều động vật tư, phương tiện, trang thiết bị dự phòng thuộc phạm vi quản lý để phục vụ ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên quốc lộ được giao quản lý;
c) Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện điều động vật tư, phương tiện, trang thiết bị dự phòng thuộc thẩm quyền quản lý để kịp thời ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên đường bộ thuộc phạm vi quản lý;
d) Cơ quan tham mưu giúp việc cho người có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b, c khoản này, sau khi thực hiện việc điều động vật tư, phương tiện, trang thiết bị dự phòng có trách nhiệm hoàn thành các thủ tục thanh, quyết toán theo quy định.
...

Như vậy, Giám đốc Khu Quản lý đường bộ có thẩm quyền điều động phương tiện phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai đường bộ thuộc phạm vi quản lý để phục vụ ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên quốc lộ được giao quản lý.

Lưu ý: Cơ quan tham mưu giúp việc cho Giám đốc Khu Quản lý đường bộ, sau khi thực hiện việc điều động phương tiện phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai đường bộ có trách nhiệm hoàn thành các thủ tục thanh, quyết toán theo quy định.

Nguyên tắc hoạt động phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai và cứu nạn trong lĩnh vực đường bộ là gì?

Nguyên tắc hoạt động phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai và cứu nạn trong lĩnh vực đường bộ được quy định tại Điều 4 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT như sau:

- Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động phòng, chống thiên tai và cứu nạn được quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống thiên tai 2013.

- Khi thiên tai suy yếu hoặc sau khi thời tiết trở lại bình thường các tổ chức, cá nhân theo nhiệm vụ được giao phải triển khai ngay các biện pháp ứng phó, khắc phục các thiệt hại xảy ra đối với công trình đường bộ để khôi phục hoạt động giao thông, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt.

- Các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong kế hoạch đề ra phải được đáp ứng về nguồn nhân lực, vật lực theo phương châm bốn tại chỗ “chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ” nhằm hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của thiên tai và ứng cứu, khắc phục trong thời gian ngắn nhất.

- Bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, các công trình giao thông, phương tiện hoạt động trên đường bộ; hạn chế mức thấp nhất sự cố, tai nạn do chính hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai gây ra.

Lưu ý: Thông tư 40/2024/TT-BGTVT có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025.

Khắc phục hậu quả thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thống kê đánh giá thiệt hại có nằm trong nội dung biện pháp khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa không?
Pháp luật
Phương tiện thực hiện phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai đường bộ chủ yếu bao gồm những gì?
Pháp luật
Mức hỗ trợ người dân bị mất nhà, sửa chữa nhà ở do thiệt hại của bão lũ gây ra là bao nhiêu theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Hướng dẫn nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ làm nhà, sửa chữa nhà ở hư hỏng do bão lũ gây ra? Đối tượng nào thuộc diện được hỗ trợ?
Pháp luật
Nhà bị sập, cuốn trôi do bão, lũ lụt gây ra có được Nhà nước hỗ trợ? Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ nhà ở?
Pháp luật
Hướng dẫn quản lý gia súc gia cầm trong khi ngập lụt? Mức hỗ trợ thiệt hại đối với gia súc gia cầm là bao nhiêu?
Pháp luật
10 biện pháp cấp bách đối với y tế để khắc phục hậu quả bão lũ theo hướng dẫn Bộ Y tế đối với tuyến tỉnh?
Pháp luật
Một số hoá chất khử trùng nước sau bão lụt thông dụng? Phòng bệnh ngoài da do nước theo hướng dẫn Bộ Y tế?
Pháp luật
Cloramin B là gì? Có nên dùng Cloramin B để khử trùng nguồn nước đối với bệnh tả sau bão không?
Pháp luật
Hướng dẫn xử lý nước ăn uống và xử lý vệ sinh môi trường sau bão lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khắc phục hậu quả thiên tai
184 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khắc phục hậu quả thiên tai

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khắc phục hậu quả thiên tai

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào