Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
Theo khoản 4 Điều 20 Thông tư 23/2013/TT-BKHCN sửa đổi khoản 1 Điều 17 Thông tư 07/2024/TT-BKHCN quy định về yêu cầu đối với thực hiện kiểm định như sau:
Yêu cầu đối với thực hiện kiểm định
1. Việc kiểm định do cơ sở có phương tiện đo cần kiểm định lựa chọn, thực hiện theo thỏa thuận với tổ chức kiểm định được chỉ định có phạm vi kiểm định phù hợp thuộc Danh mục các tổ chức kiểm định được chỉ định.
Danh mục các tổ chức kiểm định được chỉ định được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban.
2. Việc kiểm định do kiểm định viên đo lường của tổ chức kiểm định được chỉ định thực hiện. Kiểm định viên đo lường phải được chứng nhận và cấp thẻ theo quy định.
3. Việc kiểm định được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại quy trình kiểm định phương tiện đo tương ứng do Ủy ban ban hành.
4. Trường hợp phương tiện đo chưa có quy trình kiểm định, Ủy ban chỉ định một tổ chức kiểm định xây dựng, trình Ủy ban phê duyệt quy trình kiểm định tạm thời và tiến hành kiểm định.
Căn cứ để xây dựng quy trình kiểm định tạm thời là khuyến nghị của Tổ chức đo lường pháp định quốc tế (OIML), tiêu chuẩn của Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC), tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn cơ sở (TCCS), tiêu chuẩn của nước ngoài, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến mẫu.
....
Như vậy, trường hợp phương tiện đo chưa có quy trình kiểm định, Ủy ban chỉ định một tổ chức kiểm định xây dựng, trình Ủy ban phê duyệt quy trình kiểm định tạm thời và tiến hành kiểm định chứ không chuyển sang hiệu chuẩn thay thế.
Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không? (hình từ internet)
Phương tiện đo nhóm 2 được sử dụng để làm gì?
Theo Điều 3 Thông tư 23/2013/TT-BKHCN được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BKHCN quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Yêu cầu kỹ thuật đo lường là tập hợp đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo quy định tại văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam (ký hiệu là ĐLVN);
2. Phương tiện đo là phương tiện kỹ thuật, bao gồm: thiết bị, dụng cụ đo; thiết bị, dụng cụ có chức năng đo; hệ thống đo để thực hiện phép đo;
3. Phương tiện đo nhóm 2 là phương tiện đo được sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định tại văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam;
4. Phê duyệt mẫu là biện pháp kiểm soát về đo lường do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện để đánh giá, xác nhận mẫu phương tiện đo hoặc mẫu của loại (type) phương tiện đo (sau đây viết chung là mẫu) phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường;
...
Như vậy, phương tiện đo nhóm 2 là phương tiện đo được sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định tại văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam;
Việc kiểm định phương tiện đo nhóm 2 có các chế độ kiểm định nào?
Căn cứ theo Điều 21 Luật Đo lường 2011 quy định về kiểm định phương tiện đo như sau:
Kiểm định phương tiện đo
1. Việc kiểm định phương tiện đo do tổ chức kiểm định thực hiện để đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường.
2. Phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm định ban đầu trước khi đưa vào sử dụng, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng, kiểm định sau sửa chữa.
Một số phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm định định kỳ bằng hình thức kiểm định đối chứng. Việc kiểm định đối chứng được thực hiện bởi tổ chức kiểm định khác thuộc Danh mục tổ chức kiểm định được chỉ định.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể việc kiểm định đối chứng và phương tiện đo nhóm 2 thuộc đối tượng phải được kiểm định đối chứng.
3. Phương tiện đo nhóm 1 được kiểm định tự nguyện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Đồng thời, theo Điều 19 Thông tư 23/2013/TT-BKHCN quy định các chế độ kiểm định phương tiện đo nhóm 2 như sau:
Các chế độ kiểm định
1. Kiểm định ban đầu là việc kiểm định lần đầu tiên đối với phương tiện đo trước khi đưa vào sử dụng.
2. Kiểm định định kỳ là việc kiểm định theo chu kỳ quy định tại Điều 4 của Thông tư này đối với phương tiện đo trong quá trình sử dụng.
Kiểm định đối chứng là hình thức kiểm định định kỳ được thực hiện theo yêu cầu quy định tại Mục 2 Chương IV của Thông tư này.
3. Kiểm định sau sửa chữa là việc kiểm định đối với phương tiện đo thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Phương tiện đo được sửa chữa do không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định;
b) Chứng chỉ kiểm định (dấu kiểm định, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định) của phương tiện đo bị mất, bị hỏng hoặc hư hại khác nhưng cấu trúc và các đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo không bị thay đổi so với mẫu đã được phê duyệt;
c) Theo kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền;
d) Người sử dụng phương tiện đo phát hiện dấu hiệu có khả năng phương tiện đo không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định và đề nghị kiểm định lại.
Như vậy, việc kiểm định phương tiện đo do tổ chức kiểm định thực hiện để đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường.
Việc kiểm định phương tiện đo nhóm 2 có các chế độ kiểm định sau:
- Kiểm định ban đầu là việc kiểm định lần đầu tiên đối với phương tiện đo trước khi đưa vào sử dụng.
- Kiểm định định kỳ: Một số phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm định định kỳ bằng hình thức kiểm định đối chứng. Việc kiểm định đối chứng được thực hiện bởi tổ chức kiểm định khác thuộc Danh mục tổ chức kiểm định được chỉ định.
- Kiểm định sau sửa chữa là việc kiểm định đối với phương tiện đo nhóm 2 thuộc một trong các trường hợp cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch giám sát chuyên đề đối với đảng viên của chi bộ? Giám sát chuyên đề có phải thực hiện thẩm tra, xác minh?
- Mẫu bản tự bảo vệ trong giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại? Tải về mẫu bản tự bảo vệ?
- Kịch bản MC sơ kết học kì 1 năm học 2024 2025 các cấp hay nhất? Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 thế nào?
- Biên bản sơ kết học kỳ 1 Tiểu học năm học 2024 2025? Báo cáo sơ kết học kỳ 1 lớp chủ nhiệm tiểu học năm học 2024 2025?
- Mẫu Biên bản kiểm phiếu bầu cử chủ tịch công đoàn cơ sở là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử?