Phương thức bao thanh toán theo hạn mức được quy định như thế nào? Nội dung hợp đồng bao thanh toán theo hạn mức?
Phương thức bao thanh toán theo hạn mức được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 20/2024/TT-NHNN quy định về phương thức bao thanh toán như sau:
Phương thức bao thanh toán
1. Bao thanh toán từng lần: Mỗi lần bao thanh toán, đơn vị bao thanh toán và khách hàng thực hiện thủ tục bao thanh toán và ký kết hợp đồng bao thanh toán.
2. Bao thanh toán theo hạn mức: Đơn vị bao thanh toán xác định và thỏa thuận với khách hàng một mức nợ bao thanh toán tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định và việc sử dụng hạn mức này. Mỗi năm ít nhất một lần, đơn vị bao thanh toán xem xét, xác định lại hạn mức và thời gian duy trì hạn mức này.
3. Bao thanh toán hợp vốn: Hai hay nhiều đơn vị bao thanh toán cùng thực hiện thỏa thuận bao thanh toán đối với một hoặc một số khoản phải thu, trong đó một đơn vị bao thanh toán làm đầu mối thực hiện việc tổ chức bao thanh toán hợp vốn.
Theo đó, bao thanh toán theo hạn mức: Đơn vị bao thanh toán xác định và thỏa thuận với khách hàng một mức nợ bao thanh toán tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định và việc sử dụng hạn mức này.
Mỗi năm ít nhất một lần, đơn vị bao thanh toán xem xét, xác định lại hạn mức và thời gian duy trì hạn mức này.
Phương thức bao thanh toán theo hạn mức được quy định như thế nào? Nội dung hợp đồng bao thanh toán theo hạn mức? (Hình từ Internet)
Hợp đồng bao thanh toán đối với bao thanh toán theo hạn mức gồm những nội dung nào?
Căn cứ vào Điều 16 Thông tư 20/2024/TT-NHNN thì hợp đồng bao thanh toán phải được lập thành văn bản phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật khác có liên quan, trường hợp là hợp đồng dưới hình thức thông điệp dữ liệu điện tử thì thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Hợp đồng bao thanh toán đối với bao thanh toán theo hạn mức phải có tối thiểu có các nội dung sau đây:
- Thông tin về các bên trong quan hệ bao thanh toán;
- Giá trị tối đa của khoản phải thu, số tiền bao thanh toán tối đa, hạn mức bao thanh toán;
- Mục đích sử dụng số tiền bao thanh toán;
- Đồng tiền bao thanh toán, đồng tiền trả nợ bao thanh toán, trả phí;
- Phương thức bao thanh toán;
- Thời hạn bao thanh toán, thời hạn hoàn trả nợ bao thanh toán, thời hạn duy trì hạn mức bao thanh toán;
- Lãi bao thanh toán (bao gồm cả lãi suất áp dụng đối với số tiền bao thanh toán quá hạn), phí bao thanh toán;
- Việc hoàn trả nợ bao thanh toán, thứ tự thu hồi số tiền bao thanh toán, lãi bao thanh toán chưa được hoàn trả, trả nợ bao thanh toán trước hạn;
- Chuyển nợ quá hạn đối với nợ bao thanh toán;
- Xử lý nợ;
- Trách nhiệm gửi thông báo cho bên mua hàng hoặc bên liên quan khác có nghĩa vụ (nếu có);
- Quyền và nghĩa vụ của các bên, trong đó, bên bán cam kết không sử dụng khoản phải thu để đảm bảo nghĩa vụ nợ khác hoặc cho mục đích cấp tín dụng khác mà không có sự đồng ý của đơn vị bao thanh toán;
- Xử lý tranh chấp;
- Hiệu lực của hợp đồng bao thanh toán;
- Các nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.
>> Việc sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng bao thanh toán do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định tại Thông tư 20/2024/TT-NHNN và quy định của pháp luật có liên quan.
Quyền và nghĩa vụ của đơn vị bao thanh toán được quy định như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của đơn vị bao thanh toán được quy định tại Điều 23 Thông tư 20/2024/TT-NHNN, cụ thể như sau:
(1) Đơn vị bao thanh toán có quyền sau đây:
- Nhận quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến khoản phải thu theo thỏa thuận;
- Thuê đơn vị bao thanh toán khác hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ khác liên quan đến bao thanh toán thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến bao thanh toán;
- Yêu cầu khách hàng và các bên liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu, dữ liệu có liên quan để thực hiện việc thẩm định bao thanh toán;
- Yêu cầu khách hàng và các bên liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến biện pháp bảo đảm trong trường hợp áp dụng biện pháp bảo đảm;
- Theo dõi thu hồi nợ bao thanh toán, thu phí bao thanh toán, điều chỉnh phí bao thanh toán, điều chỉnh lãi suất, lãi chậm trả;
- Từ chối thực hiện bao thanh toán khi hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không hợp lệ hoặc có bằng chứng chứng minh chứng từ, tài liệu xuất trình là giả mạo;
- Yêu cầu bên bán hàng hoặc bên mua hàng hoàn trả nợ bao thanh toán theo thỏa thuận;
- Kiểm tra, giám sát việc trả nợ của bên bán hàng hoặc bên mua hàng;
- Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
(2) Đơn vị bao thanh toán có nghĩa vụ sau đây:
- Cung cấp các thông tin, tài liệu, dữ liệu liên quan đến thẩm quyền quyết định bao thanh toán cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin;
- Thực hiện lưu trữ hồ sơ bao thanh toán theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của đơn vị bao thanh toán;
- Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?