Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản bao gồm những nội dung nào?
- Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản bao gồm những nội dung gì?
- Thủ tục đề nghị chấp thuận phương án phát hành trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản được quy định như thế nào?
- Quyền và trách nhiệm của Công ty Quản lý tài sản trong việc phát hành trái phiếu đặc biệt được quy định ra sao?
Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định như sau:
Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt
1. Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt là một tập hợp các phân tích, đánh giá, đề xuất về việc phát hành trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản.
2. Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt bao gồm các nội dung sau đây:
a) Dự kiến khối lượng, giá trị, đối tượng nợ xấu cần mua và tổ chức tín dụng bán nợ;
b) Dự kiến nhu cầu, lộ trình phát hành trái phiếu đặc biệt;
c) Đề xuất về cơ cấu thời hạn của trái phiếu đặc biệt;
d) Đánh giá năng lực của Công ty Quản lý tài sản về việc mua, quản lý và xử lý nợ xấu;
đ) Nội dung khác theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Chiếu theo quy định này, phương án phát hành trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản bao gồm những nội dung sau:
- Dự kiến khối lượng, giá trị, đối tượng nợ xấu cần mua và tổ chức tín dụng bán nợ;
- Dự kiến nhu cầu, lộ trình phát hành trái phiếu đặc biệt;
- Đề xuất về cơ cấu thời hạn của trái phiếu đặc biệt;
- Đánh giá năng lực của Công ty Quản lý tài sản về việc mua, quản lý và xử lý nợ xấu;
- Nội dung khác theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản bao gồm những nội dung nào? (hình từ internet)
Thủ tục đề nghị chấp thuận phương án phát hành trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản được quy định như thế nào?
Theo Điều 13 Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định thủ tục đề nghị chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt được thực hiện như sau:
(1) Công ty Quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng). Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt do người đại diện hợp pháp của Công ty Quản lý tài sản ký;
- Nghị quyết của Hội đồng thành viên của Công ty Quản lý tài sản thông qua Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt kèm theo Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt theo quy định tại Điều 12 Thông tư 19/2013/TT-NHNN.
(2) Trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, Công ty Quản lý tài sản lập hồ sơ theo quy định tại mục (1) đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt của năm sau trừ trường hợp quy định tại mục (3).
(3) Thời điểm lập hồ sơ đề nghị chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt trong năm 2013 của Công ty Quản lý tài sản do Hội đồng thành viên của Công ty Quản lý tài sản quyết định.
(4) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước xem xét, có văn bản gửi Công ty Quản lý tài sản về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt. Trong trường hợp không chấp thuận, văn bản gửi Công ty Quản lý tài sản phải nêu rõ lý do.
(5) Căn cứ Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, năng lực của Công ty Quản lý tài sản và yêu cầu xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng, Công ty Quản lý tài sản quyết định phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ xấu của tổ chức tín dụng.
(6) Căn cứ mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, yêu cầu thực hiện cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, mục tiêu xử lý nợ xấu trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt đã được chấp thuận khi cần thiết.
Quyền và trách nhiệm của Công ty Quản lý tài sản trong việc phát hành trái phiếu đặc biệt được quy định ra sao?
Theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 19/2013/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 14/2015/TT-NHNN quy định về quyền và trách nhiệm quản lý, sử dụng trái phiếu, trái phiếu đặc biệt như sau:
- Tổ chức hệ thống quản lý, theo dõi trái phiếu, trái phiếu đặc biệt đã phát hành;
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến trái phiếu, trái phiếu đặc biệt;
- Tiếp nhận và thanh toán trái phiếu, trái phiếu đặc biệt theo quy định của pháp luật;
- Báo cáo Ngân hàng Nhà nước về việc phát hành, thanh toán trái phiếu, trái phiếu đặc biệt;
- Thanh toán đầy đủ mệnh giá trái phiếu cho tổ chức sở hữu trái phiếu khi trái phiếu phải thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều 44a Thông tư 19/2013/TT-NHNN;
- Thay mặt tổ chức tín dụng sở hữu trái phiếu trả nợ vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43a Thông tư 19/2013/TT-NHNN và điểm c khoản 2 Điều 44a Thông tư 19/2013/TT-NHNN và quy định của Ngân hàng Nhà nước về tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu.
- Thay mặt tổ chức tín dụng bán nợ sử dụng số tiền thu hồi nợ của khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt mà tổ chức tín dụng bán nợ được hưởng để trả nợ vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 43 Thông tư 19/2013/TT-NHNN và khoản 3 Điều 44 Thông tư 19/2013/TT-NHNN và quy định của Ngân hàng Nhà nước về tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt.
- Gia hạn thời hạn của trái phiếu theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 11 Thông tư 19/2013/TT-NHNN.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT năm học 2024 2025 (trắc nghiệm và tự luận) cho học sinh toàn quốc như thế nào?
- Ngày 29 tháng 11 là ngày gì? Ngày 29 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 29 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Mẫu báo cáo tổng kết năm học của lớp mới nhất? Hướng dẫn viết bản báo cáo tổng kết năm học của lớp?
- HIV dương tính là gì? Ngoài người được xét nghiệm, kết quả HIV dương tính chỉ được thông báo cho ai?
- Nội dung Mẫu quy chế chi tiêu nội bộ mới nhất? Quy chế chi tiêu nội bộ đơn vị sự nghiệp công lập cần có ý kiến của ai?