Phục hồi điều tra đối với vụ án hình sự đã tạm đình chỉ trong giai đoạn điều tra được quy định như thế nào?
- Phục hồi điều tra đối với vụ án hình sự đã tạm đình chỉ trong giai đoạn điều tra được quy định như thế nào?
- Trường hợp phục hồi điều tra vụ án hình sự thì thời hạn thời hạn điều tra tiếp được quy định thế nào?
- Trách nhiệm của Kiểm sát viên trong kiểm sát việc chấp hành thời hạn phục hồi điều tra được quy định như thế nào?
Phục hồi điều tra đối với vụ án hình sự đã tạm đình chỉ trong giai đoạn điều tra được quy định như thế nào?
Phục hồi điều tra đối với vụ án hình sự đã tạm đình chỉ trong giai đoạn điều tra được quy định như thế nào? (hình ảnh từ Internet)
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC-BTP hướng dẫn Điều 235 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Định kỳ (hằng tháng, 06 tháng, 01 năm) cơ quan có thẩm quyền điều tra và Viện kiểm sát phối hợp rà soát, đối chiếu, phân loại các vụ án tạm đình chỉ điều tra và tùy từng trường hợp xử lý như sau:
(1) Đối với vụ án có lý do để hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ điều tra và vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan có thẩm quyền điều tra ra quyết định phục hồi điều tra theo quy định tại Điều 235 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Quyết định phục hồi điều tra được thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
(2) Đối với vụ án tạm đình chỉ điều tra nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan có thẩm quyền điều tra trao đổi bằng văn bản với Viện kiểm sát trước khi ra quyết định đình chỉ điều tra mà không phải tra quyết định phục hồi điều tra;
(3) Việc xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại (1) và (2) căn cứ vào quy định tại Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015, Điều 38 Bộ luật Hình sự 2015 và phân loại tội theo khoản, điều của Bộ luật Hình sự hiện hành ghi trong quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can.
- Trường hợp quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can chỉ ghi điều luật, không ghi khoản và quá trình điều tra chưa chứng minh làm rõ được hành vi phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật đó thì việc xác định thời hiệu căn cứ vào khung hình phạt trong cấu thành cơ bản của điều luật đó;
(4) Đối với vụ án đang tạm đình chỉ điều tra có một trong các căn cứ đình chỉ điều tra theo quy định tại các văn bản được liệt kê dưới đây mà còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì cơ quan có thẩm quyền điều tra trao đổi bằng văn bản với Viện kiểm sát trước khi ra quyết định các căn cứ đình chỉ ra kết luật điều tra và ra quyết định đình chỉ điều tra:
- Điểm a khoản 1 Điều 230 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;
- Nghị quyết số 32/1999/NQ-QH10;
- Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội về việc hình hành Bộ luật Hình sự 2015;
- Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015;
- Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.
(5) Việc giao, gửi, thông báo quyết định đình chỉ điều tra, quyết định phục hồi điều tra thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 232 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và khoản 2 Điều 235 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
- Trường hợp vụ án do Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố sau đó chuyển cho Cơ quan điều tra để điều tra theo thẩm quyền thì khi Cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra, quyết định đình chỉ điều tra phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
- Chậm nhất 02 ngày kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, cơ quan có thẩm quyền điều tra gửi quyết định đình chỉ điều tra kèm theo hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát để kiểm sát theo quy định tại khoản 3 Điều 230 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Trường hợp phục hồi điều tra vụ án hình sự thì thời hạn thời hạn điều tra tiếp được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 174 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại
1. Trường hợp phục hồi điều tra quy định tại Điều 235 của Bộ luật này thì thời hạn điều tra tiếp không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và không quá 03 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra.
Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 01 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 03 tháng.
Thẩm quyền gia hạn điều tra đối với từng loại tội phạm theo quy định tại khoản 5 Điều 172 của Bộ luật này.
...
Như vậy, trong trường hợp phục hồi điều tra thì thời hạn điều tra tiếp được quy định như sau:
- Thời hạn điều tra tiếp không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra.
- Không quá 03 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra.
Trách nhiệm của Kiểm sát viên trong kiểm sát việc chấp hành thời hạn phục hồi điều tra được quy định như thế nào?
Theo Điều 59 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 trách nhiệm của Kiểm sát viên trong kiểm sát việc chấp hành thời hạn phục hồi điều tra được quy định như sau:
- Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ việc chấp hành thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
- Trường hợp phát hiện vi phạm thì Kiểm sát viên yêu cầu hoặc báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện yêu cầu hoặc kiến nghị khắc phục, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?