Phụ nữ sau khi sinh con phải trì hoãn việc hiến máu nhân đạo trong thời gian bao lâu? Người hiến máu nhân đạo được hưởng những quyền lợi gì?
- Phụ nữ sau khi sinh con phải trì hoãn việc hiến máu nhân đạo trong thời gian bao lâu?
- Người hiến máu nhân đạo được hưởng những quyền lợi gì?
- Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện có giá trị sử dụng đối với người thân của người hiến máu nhân đạo hay không?
- Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện có thời hạn bao lâu?
Phụ nữ sau khi sinh con phải trì hoãn việc hiến máu nhân đạo trong thời gian bao lâu?
Tại Điều 5 Thông tư 26/2013/TT-BYT có quy định về trì hoãn hiến máu như sau:
Trì hoãn hiến máu
1. Những người phải trì hoãn hiến máu trong 12 tháng kể từ thời điểm:
a) Phục hồi hoàn toàn sau các can thiệp ngoại khoa;
b) Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh sốt rét, giang mai, lao, uốn ván, viêm não, viêm màng não;
c) Kết thúc đợt tiêm vắc xin phòng bệnh dại sau khi bị động vật cắn hoặc tiêm, truyền máu, chế phẩm máu và các chế phẩm sinh học nguồn gốc từ máu;
d) Sinh con hoặc chấm dứt thai nghén.
...
Theo quy định nêu trên, người phải trì hoãn hiến máu trong 12 tháng bao gồm:
- Phục hồi hoàn toàn sau các can thiệp ngoại khoa;
- Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh sốt rét, giang mai, lao, uốn ván, viêm não, viêm màng não;
- Kết thúc đợt tiêm vắc xin phòng bệnh dại sau khi bị động vật cắn hoặc tiêm, truyền máu, chế phẩm máu và các chế phẩm sinh học nguồn gốc từ máu;
- Sinh con hoặc chấm dứt thai nghén.
Như vậy, phụ nữ sau khi sinh con phải trì hoãn việc hiến máu nhân đạo trong 12 tháng kể từ thời điểm sinh con.
Phụ nữ sau khi sinh con phải trì hoãn việc hiến máu nhân đạo trong thời gian bao lâu? Người hiến máu nhân đạo được hưởng những quyền lợi gì? (Hình từ Internet)
Người hiến máu nhân đạo được hưởng những quyền lợi gì?
Tại Điều 12 Thông tư 26/2013/TT-BYT có quy định người hiến máu nhân đạo được hưởng những quyền lợi sau:
- Được cung cấp thông tin về các dấu hiệu, triệu chứng bệnh lý do nhiễm các vi rút viêm gan, HIV và một số bệnh lây truyền qua đường máu khác.
- Được giải thích về quy trình lấy máu, các tai biến không mong muốn có thể xảy ra, các xét nghiệm sẽ thực hiện trước và sau khi hiến máu.
- Được bảo đảm bí mật về kết quả khám lâm sàng, kết quả xét nghiệm; được tư vấn về các bất thường phát hiện khi khám sức khoẻ, hiến máu; được hướng dẫn cách chăm sóc sức khoẻ; được tư vấn về kết quả xét nghiệm bất thường.
- Được chăm sóc, điều trị khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau hiến máu.
Được hỗ trợ chi phí chăm sóc, điều trị khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau hiến máu. Kinh phí để hỗ trợ chăm sóc điều trị người hiến máu được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Được cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định tôn vinh, khen thưởng và bảo đảm các quyền lợi khác về tinh thần, vật chất của người hiến máu theo quy định của pháp luật.
Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện có giá trị sử dụng đối với người thân của người hiến máu nhân đạo hay không?
Theo tiết a tiểu mục 4 và tiểu mục 6 Mục II Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện ban hành kèm theo Quyết định 1995/2004/QĐ-BYT quy định về trách nhiệm của cơ sở y tế thu gom máu như sau:
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
4. Các cơ sở khám chữa bệnh công lập có trách nhiệm:
a) Truyền máu miễn phí cho người hiến máu tình nguyện khi có nhu cầu, số lượng máu truyền miễn phí tối đa bằng số lượng máu đã hiến được ghi trong Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện.
b) Sau khi truyền máu, cơ sở y tế có trách nhiệm ký tên, đóng dấu vào mặt sau Giấy chứng nhận (phẫu dành riêng cho các cơ sở y tế).
...
6. Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện không còn giá trị để được truyền máu miễn phí khi người hiến máu đã được truyền máu miễn phí bằng đúng số máu đã hiến (do cơ sở y tế xác nhận trên Giấy chứng nhận) hoặc Giấy chứng nhận bị rách nát, tẩy xóa.
...
Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên thì Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện chỉ có giá trị sử dụng đối với bản thân người hiến máu.
Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện không có giá trị sử dụng đối với người thân của người hiến máu nhân đạo hoặc bất cứ người nào khác mà không phải bản thân người hiến máu.
Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện có thời hạn bao lâu?
Theo tiểu mục 6 Mục II Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện ban hành kèm theo Quyết định 1995/2004/QĐ-BYT quy định như sau:
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
4. Các cơ sở khám chữa bệnh công lập có trách nhiệm:
a) Truyền máu miễn phí cho người hiến máu tình nguyện khi có nhu cầu, số lượng máu truyền miễn phí tối đa bằng số lượng máu đã hiến được ghi trong Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện.
b) Sau khi truyền máu, cơ sở y tế có trách nhiệm ký tên, đóng dấu vào mặt sau Giấy chứng nhận (phẫu dành riêng cho các cơ sở y tế).
5. Người hiến máu tình nguyện có trách nhiệm: giữ gìn, bảo quản Giấy chứng nhận, đảm bảo không rách nát, không tẩy xóa và xuất trình Giấy chứng nhận khi có nhu cầu truyền máu cho bản thân với các cơ sở y tế công lập.
6. Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện không còn giá trị để được truyền máu miễn phí khi người hiến máu đã được truyền máu miễn phí bằng đúng số máu đã hiến (do cơ sở y tế xác nhận trên Giấy chứng nhận) hoặc Giấy chứng nhận bị rách nát, tẩy xóa.
...
Căn cứ trên quy định nêu trên thì Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện không còn giá trị để được truyền máu miễn phí khi người hiến máu đã được truyền máu miễn phí bằng đúng số máu đã hiến (do cơ sở y tế xác nhận trên Giấy chứng nhận) hoặc Giấy chứng nhận bị rách nát, tẩy xóa.
Như vậy, Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện có thời hạn suốt đời với điều kiện Giấy chứng nhận hiến máu chưa từng được sử dụng hay không bị rách nát, tẩy xóa theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?