Phòng thử nghiệm thức ăn chăn nuôi có bắt buộc là phải có tư cách pháp nhân không? Phòng thử nghiệm thức ăn chăn nuôi xây dựng sổ tay chất lượng như thế nào?
Phòng thử nghiệm thức ăn chăn nuôi có bắt buộc là phải có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Quy định yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm thức ăn chăn nuôi ban hành kèm theo Quyết định 186/QĐ-CN-TACN năm 2008, có quy định về tổ chức như sau:
Tổ chức
1. Phòng thử nghiệm hoặc tổ chức mà phòng thử nghiệm là một bộ phận phải có tư cách pháp nhân (sau đây gọi tắt là PTN), phải được tổ chức và hoạt động đáp ứng với các yêu cầu của quy định này.
2. Phòng thử nghiệm phải:
a) Có cán bộ quản lý đủ năng lực và cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
b) Có sự sắp xếp bảo đảm lãnh đạo và nhân viên PTN không chịu bất kỳ sức ép nào làm ảnh hưởng tới chất lượng công việc của họ.
c) Có các chính sách và thủ tục bảo mật thông tin và quyền sở hữu của khách hàng.
d) Có các quy định về trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ của tất cả các nhân viên và lãnh đạo PTN.
e) Thực hiện việc giám sát nhân viên thử nghiệm, kể cả nhân viên đang tập sự về phương pháp và thủ tục thử nghiệm, mục đích của mỗi phép thử thông qua người có trình độ chuyên môn.
f) Có cán bộ phụ trách kỹ thuật chịu trách nhiệm chung về các hoạt động kỹ thuật và cung cấp các nguồn lực cần thiết để đảm bảo chất lượng các hoạt động của PTN.
g) Có cán bộ được phân công quản lý chất lượng. Cán bộ quản lý chất lượng phải có trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng để đảm bảo hệ thống quản lý liên quan đến chất lượng luôn được thực hiện và tuân thủ đầy đủ. Cán bộ chất lượng phải liên hệ trực tiếp với lãnh đạo cao nhất có thẩm quyền đưa ra các quyết định về chính sách và nguồn lực của PTN.
Như vậy, theo quy định trên thì phòng thử nghiệm thức ăn chăn nuôi bắt buộc là một bộ phận phải có tư cách pháp nhân.
Phòng thử nghiệm ăn chăn nuôi (Hình từ Internet)
Phòng thử nghiệm thức ăn chăn nuôi xây dựng sổ tay chất lượng như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Quy định yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm thức ăn chăn nuôi ban hành kèm theo Quyết định 186/QĐ-CN-TACN năm 2008, có quy định về hệ thống quản lý như sau:
Hệ thống quản lý
1. PTN phải thiết lập và duy trì hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với phạm vi hoạt động và phải có văn bản hướng dẫn các thủ tục để đảm bảo chất lượng các kết qủa thử nghiệm.
2. Các chính sách chất lượng được thể hiện qua bản công bố và phải được trình bày trong sổ tay chất lượng. Bản công bố chính sách chất lượng phải được ban hành theo thẩm quyền.
3. PTN phải xây dựng sổ tay chất lượng, bao gồm:
a) Chính sách chất lượng;
b) Các yêu cầu về quản lý bao gồm: tư cách pháp nhân, cơ cấu tổ chức;
c) Các yêu cầu về kỹ thuật bao gồm: nhân sự, tiện nghi và môi trường, phương pháp thử nghiệm, thiết bị, quản lý mẫu thử và báo cáo kết quả.
Như vậy, theo quy định trên thì phòng thử nghiệm thức ăn chăn nuôi xây dựng sổ tay chất lượng như sau:
- Chính sách chất lượng;
- Các yêu cầu về quản lý bao gồm: tư cách pháp nhân, cơ cấu tổ chức;
- Các yêu cầu về kỹ thuật bao gồm: nhân sự, tiện nghi và môi trường, phương pháp thử nghiệm, thiết bị, quản lý mẫu thử và báo cáo kết quả.
Hồ sơ cán bộ làm việc phòng thử nghiệm thức ăn chăn nuôi phải có những thông tin gì?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 6 Quy định yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm thức ăn chăn nuôi ban hành kèm theo Quyết định 186/QĐ-CN-TACN năm 2008, có quy định về nhân lực như sau:
Nhân lực
1. Lãnh đạo PTN phải đảm bảo tất cả những người vận hành thiết bị, thực hiện thử nghiệm, đánh giá kết quả và ký duyệt báo cáo thử nghiệm phải có năng lực. Nhân viên PTN phải là người có đủ trình độ, đã được đào tạo và có kinh nghiệm kỹ thuật cần thiết để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao. Khi PTN sử dụng nhân viên đang được đào tạo thì phải có sự giám sát thích hợp.
2. Lãnh đạo PTN phải xây dựng được kế hoạch đào tạo, tập huấn về kỹ năng cho nhân viên PTN. Chương trình đào tạo phải phù hợp với các nhiệm vụ hiện tại và tương lai PTN.
3. Nhân viên PTN phải được bồi dưỡng, đào tạo thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn.
4. PTN phải có hồ sơ cho từng cán bộ, nhân viên. Hồ sơ tối thiểu gồm các thông tin sau:
a) Trách nhiệm chuyên môn (lập kế hoạch thử nghiệm; thực hiện phép thử nghiệm; đánh giá kết quả; đưa ra các nhận xét và diễn giải; sửa đổi phương pháp và xây dựng phương pháp mới).
b) Yêu cầu về năng lực chuyên môn và kinh nghiệm;
c) Trình độ và chương trình đào tạo;
d) Trách nhiệm về quản lý.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ cán bộ làm việc phòng thử nghiệm thức ăn chăn nuôi phải có tối thiểu các thông tin sau:
- Trách nhiệm chuyên môn (lập kế hoạch thử nghiệm; thực hiện phép thử nghiệm; đánh giá kết quả; đưa ra các nhận xét và diễn giải; sửa đổi phương pháp và xây dựng phương pháp mới).
- Yêu cầu về năng lực chuyên môn và kinh nghiệm;
- Trình độ và chương trình đào tạo;
- Trách nhiệm về quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?