Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có tư cách pháp nhân hay không và thực hiện những chức năng gì?
Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng gì?
Chức năng của Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2022/TT-BCT như sau:
Vị trí và chức năng
1. Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công thương ở địa phương (đối với những lĩnh vực khác thuộc Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng do Bộ quản lý ngành tương ứng hướng dẫn).
...
Theo đó, Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công thương ở địa phương (đối với những lĩnh vực khác thuộc Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng do Bộ quản lý ngành tương ứng hướng dẫn).
Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (Hình từ Internet)
Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có tư cách pháp nhân hay không?
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 04/2022/TT-BCT quy định như sau:
Vị trí và chức năng
...
2. Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chấp hành sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Công Thương.
Theo đó, Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có tư cách pháp nhân.
Phòng Kinh tế và Hạ tầng có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Kinh tế và Hạ tầng được quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 04/2022/TT-BCT như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
4. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn huyện:
Đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn cấp huyện theo phân cấp, quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện hoạt động phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn cấp huyện theo quy định;
Đề xuất xây dựng phương án phát triển, thành lập, mở rộng cụm công nghiệp trên địa bàn;
Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác thu hồi đất, thuê đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, nhà ở công nhân, thủ tục triển khai đầu tư vào cụm công nghiệp;
Đầu mối tiếp nhận, giải quyết hoặc phối hợp, đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết các thủ tục triển khai dự án đầu tư vào trong cụm công nghiệp (gồm: Thu hồi đất, cho thuê đất, cấp giấy phép xây dựng, chấp thuận phương án phòng cháy, chữa cháy, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường) theo quy định, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Đầu tư hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài cụm công nghiệp; phê duyệt, thực hiện kế hoạch di dời doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và hoạt động phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn;
Kiểm tra, đánh giá việc chấp hành pháp luật, chính sách về cụm công nghiệp theo thẩm quyền.
...
Theo đó, Phòng Kinh tế và Hạ tầng có nhiệm vụ tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn huyện:
- Đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn cấp huyện theo phân cấp, quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện hoạt động phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn cấp huyện theo quy định;
- Đề xuất xây dựng phương án phát triển, thành lập, mở rộng cụm công nghiệp trên địa bàn;
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác thu hồi đất, thuê đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, nhà ở công nhân, thủ tục triển khai đầu tư vào cụm công nghiệp;
- Đầu mối tiếp nhận, giải quyết hoặc phối hợp, đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết các thủ tục triển khai dự án đầu tư vào trong cụm công nghiệp (gồm: Thu hồi đất, cho thuê đất, cấp giấy phép xây dựng, chấp thuận phương án phòng cháy, chữa cháy, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường) theo quy định, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Đầu tư hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài cụm công nghiệp; phê duyệt, thực hiện kế hoạch di dời doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và hoạt động phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn;
- Kiểm tra, đánh giá việc chấp hành pháp luật, chính sách về cụm công nghiệp theo thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng theo Hướng dẫn 05? Tải về và hướng dẫn cách ghi?
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?