Phòng giao dịch là gì? Số lượng phòng giao dịch của ngân hàng thương mại tại khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
Phòng giao dịch là gì?
Định nghĩa phòng giao dịch của ngân hàng thương mại được quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 32/2024/TT-NHNN như sau:
Phòng giao dịch là loại hình chi nhánh, được quản lý bởi một chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại, hạch toán báo số, có con dấu, có địa điểm đặt trụ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chi nhánh quản lý.
Phòng giao dịch không được thực hiện:
- Phê duyệt, quyết định cấp tín dụng cho một khách hàng vượt quá hai (02) tỷ đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ quy đổi tương đương, trừ trường hợp khoản cấp tín dụng được đảm bảo toàn bộ bằng tiền, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá do chính ngân hàng thương mại phát hành, trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc nhà nước;
- Cung cấp dịch vụ thanh toán, chuyển tiền quốc tế.
Phòng giao dịch là gì? Số lượng phòng giao dịch của ngân hàng thương mại tại khu vực nội thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu? (hình từ internet)
Số lượng phòng giao dịch của ngân hàng thương mại tại khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
Số lượng phòng giao dịch được thành lập được quy định tại Điều 12 Thông tư 32/2024/TT-NHNN như sau:
Số lượng phòng giao dịch được thành lập
Ngoài đáp ứng yêu cầu về tổng số lượng phòng giao dịch quy định tại Điều 7 Thông tư này, ngân hàng thương mại phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Số lượng phòng giao dịch của ngân hàng thương mại tại khu vực nội thành thành phố Hà Nội, khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh không lớn hơn quá 02 lần số lượng chi nhánh hiện có của ngân hàng thương mại tại mỗi khu vực này và không quá 20 phòng giao dịch.
2. Số lượng phòng giao dịch của ngân hàng thương mại tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không lớn hơn quá 03 lần số lượng chi nhánh hiện có của ngân hàng thương mại tại tỉnh, thành phố đó.
3. Trường hợp có số lượng phòng giao dịch được thành lập trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành vượt quá số lượng quy định tại khoản 1, 2 Điều này hoặc có số lượng phòng giao dịch tại thời điểm đề nghị bằng số lượng quy định tại khoản 1, 2 Điều này, ngân hàng thương mại được thành lập thêm không quá 02 phòng giao dịch tại vùng nông thôn trên mỗi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này trong mỗi năm tài chính. Tổng số lượng phòng giao dịch được thành lập thêm theo quy định tại khoản này không vượt quá số lượng chi nhánh hiện có của ngân hàng thương mại trên mỗi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại thời điểm đề nghị thành lập.
...
Như vậy, theo quy định trên thì số lượng phòng giao dịch của ngân hàng thương mại tại khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh không lớn hơn quá 02 lần số lượng chi nhánh hiện có của ngân hàng thương mại tại khu vực và không quá 20 phòng giao dịch.
Lưu ý: Số lượng phòng giao dịch được quản lý bởi 01 chi nhánh do ngân hàng thương mại tự quyết định phù hợp với năng lực quản lý của mỗi chi nhánh.
Công thức xác định tổng số lượng chi nhánh, phòng giao dịch được thành lập của ngân hàng thương mại được quy định như thế nào?
Công thức xác định tổng số lượng chi nhánh, phòng giao dịch được thành lập được quy định tại Điều 7 Thông tư 32/2024/TT-NHNN như sau:
300 tỷ đồng x N1 + 100 tỷ đồng x M1 + 50 tỷ đồng x N2 + 20 tỷ đồng x M2 < C
Trong đó:
- C là giá trị thực của vốn điều lệ của ngân hàng thương mại theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư 32/2024/TT-NHNN hoặc điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư 32/2024/TT-NHNN.
- N1 là số lượng chi nhánh đã thành lập và đang đề nghị thành lập tại khu vực nội thành thành phố Hà Nội và khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh.
- N2 là số lượng chi nhánh đã thành lập và đang đề nghị thành lập tại khu vực ngoại thành thành phố Hà Nội, khu vực ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh; và các tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương.
- M1 là số lượng phòng giao dịch đã thành lập và đang đề nghị thành lập tại khu vực nội thành thành phố Hà Nội và khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh.
- M2 là số lượng phòng giao dịch đã thành lập và đang đề nghị thành lập tại khu vực ngoại thành thành phố Hà Nội, khu vực ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh; và các tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương.
Lưu ý: Việc xác định địa điểm của chi nhánh, phòng giao dịch đã thành lập và đang đề nghị thành lập thuộc các khu vực quy định tại các điểm N1, N2, M1, M2 nêu tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 32/2024/TT-NHNN được căn cứ vào khu vực địa giới hành chính tại thời điểm đề nghị và tại thời điểm chấp thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sự kiện bất ngờ là gì? Công dân thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất ngờ có bị xử phạt không?
- Người nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam không?
- Sản phẩm tư vấn theo hợp đồng tư vấn xây dựng bị khiếu nại về bản quyền thì Chủ đầu tư hay Nhà thầu tư vấn chịu trách nhiệm?
- Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở có được sử dụng con dấu của ban chấp hành công đoàn cùng cấp không?
- Có được quảng cáo trên bìa của một tạp chí không? Cơ quan báo chí quảng cáo trên bìa của một tạp chí bị phạt bao nhiêu?