Phòng Giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng thuộc Thanh tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có chức năng giúp Chánh Thanh tra công việc gì?
- Phòng Giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng thuộc Thanh tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có chức năng giúp Chánh Thanh tra công việc gì?
- Có thể đổi tên Phòng Giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hay không?
- Phòng Giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao làm việc theo những nguyên tắc nào?
Phòng Giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng thuộc Thanh tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có chức năng giúp Chánh Thanh tra công việc gì?
Căn cứ theo Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 185/QĐ-VKSTC năm 2024 thì Phòng Giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có chức năng giúp Chánh Thanh tra thực hiện những công việc sau:
(1) Tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định tại Quy chế này. Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo do Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuyển đến các đơn vị Viện kiểm sát nhân dân;
(2) Hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thuộc nhiệm vụ của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
(3) Theo dõi, xử lý thông tin, tổng hợp kết quả công tác của Thanh tra cấp dưới theo địa bàn được phân công;
(4) Tiếp nhận, xử lý, quản lý đơn theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Quy chế này;
(5) Thực hiện các nhiệm vụ trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong ngành Kiểm sát nhân dân theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 Quy chế này;
(6) Chủ trì xây dựng thông báo rút kinh nghiệm về vi phạm trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phát hiện thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
(7) Xây dựng các báo cáo về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng; phối hợp xây dựng các báo cáo khi có yêu cầu;
(8) Thực hiện nghiên cứu khoa học và các nhiệm vụ khác khi được Chánh Thanh tra giao.
Phòng Giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng thuộc Thanh tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có chức năng giúp Chánh Thanh tra công việc gì? (Hình từ Internet)
Có thể đổi tên Phòng Giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 185/QĐ-VKSTC năm 2024 như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên các ngạch và các công chức khác. Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (sau đây viết tắt là Chánh Thanh tra) là Kiểm sát viên cao cấp hoặc tương đương trở lên.
2. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có 06 phòng, gồm:
a) Phòng Tham mưu, tổng hợp (Phòng 1);
b) Phòng Thanh tra công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp (Phòng 2);
c) Phòng Thanh tra công tác hành chính, nội vụ (Phòng 3);
d) Phòng Thanh tra công tác tài chính, đầu tư (Phòng 4);
đ) Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Phòng 5);
e) Phòng Theo dõi, kiểm tra sau thanh tra (Phòng 6).
Việc đổi tên, thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các phòng do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.
3. Biên chế của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thuộc biên chế công chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Theo đó, các hình thức tổ chức của Phòng Thanh tra công tác tài chính, đầu tư thuộc Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao như đổi tên, thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể sẽ do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.
Như vậy, tên Phòng Giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vẫn có thể thay đổi và việc thay đổi sẽ do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.
Phòng Giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao làm việc theo những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 185/QĐ-VKSTC năm 2024 thì Phòng Giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao làm việc theo những nguyên tắc sau:
- Làm việc theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Mọi hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải tuân theo quy định của pháp luật, quy định của ngành Kiểm sát nhân dân. Công chức thuộc Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải thực hiện đúng phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn.
- Bảo đảm tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo đúng quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch, quy chế làm việc, trừ trường hợp đột xuất hoặc có yêu cầu khác của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Bảo đảm phát huy năng lực và sở trường của công chức, tăng cường sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
- Bảo đảm dân chủ, minh bạch trong mọi hoạt động gắn với thực hiện chủ trương cải cách hành chính, cải cách công vụ, công chức của Đảng và Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc tách công ty mới nhất? Tải về file word mẫu biên bản họp?
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?