Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính đúng không?
- Người được bổ nhiệm trở thành Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính đúng không?
- Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải có trình độ cao cấp lý luận chính trị hành chính đúng không?
- Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải có thời gian công tác tối thiểu bao nhiêu năm?
Người được bổ nhiệm trở thành Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính đúng không?
Theo điểm c khoản 3 Điều 6 Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm chức danh công chức lãnh đạo, viên chức quản lý thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 189/QĐ-BHXH năm 2023 như sau:
Chức danh Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng đơn vị trực thuộc
...
3. Điều kiện
a) Đã có thời gian công tác từ đủ 10 năm trở lên đối với chức danh Thủ trưởng, từ đủ 08 năm trở lên đối với chức danh Phó Thủ trưởng (không kể thời gian tập sự), trong đó có thời gian công tác trong Ngành ít nhất 03 năm. Trường hợp tiếp nhận ngoài Ngành (bao gồm trường hợp có thời gian công tác trong Ngành dưới 03 năm) có ngành hoặc chuyên ngành đào tạo và vị trí việc làm phù hợp thì không tính thời gian công tác trong Ngành.
b) Có đầy đủ hồ sơ cá nhân, lý lịch được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng, không vi phạm Quy định số 58-QĐ/TW ngày 08/02/2022 của Bộ Chính trị một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng.
c) Đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương trở lên.
Theo đó, người được bổ nhiệm trở thành Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương trở lên trước đó.
Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Hình từ Internet)
Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải có trình độ cao cấp lý luận chính trị hành chính đúng không?
Theo điểm c khoản 1 Điều 6 Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm chức danh công chức lãnh đạo, viên chức quản lý thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 189/QĐ-BHXH năm 2023 như sau:
Chức danh Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng đơn vị trực thuộc
1. Trình độ.
a) Chuyên môn nghiệp vụ: Có trình độ đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí được bổ nhiệm như bảo hiểm, lao động tiền lương, quản trị nhân lực, tài chính, kinh tế, kế toán, kiểm toán, luật, hành chính công, y, dược, công nghệ thông tin, toán tin, kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, văn thư, lưu trữ, thống kê, công tác xã hội, quản trị kinh doanh, quan hệ quốc tế, ngoại ngữ, báo chí, truyền thông,... (sau đây gọi chung là ngành hoặc chuyên ngành phù hợp).
b) Lý luận chính trị: Có bằng cao cấp lý luận chính trị hoặc tương đương.
c) Quản lý Nhà nước:
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước chương trình ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính đối với chức danh Thủ trưởng đơn vị.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước chương trình ngạch chuyên viên chính và tương đương trở lên hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính đối với chức danh Phó Thủ trưởng đơn vị.
...
Theo đó, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải có bằng cao cấp lý luận chính trị hành chính hoặc có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước chương trình ngạch chuyên viên chính và tương đương trở lên.
Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải có thời gian công tác tối thiểu bao nhiêu năm?
Theo điểm a khoản 3 Điều 6 Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm chức danh công chức lãnh đạo, viên chức quản lý thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 189/QĐ-BHXH năm 2023 như sau:
Chức danh Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng đơn vị trực thuộc
...
3. Điều kiện
a) Đã có thời gian công tác từ đủ 10 năm trở lên đối với chức danh Thủ trưởng, từ đủ 08 năm trở lên đối với chức danh Phó Thủ trưởng (không kể thời gian tập sự), trong đó có thời gian công tác trong Ngành ít nhất 03 năm. Trường hợp tiếp nhận ngoài Ngành (bao gồm trường hợp có thời gian công tác trong Ngành dưới 03 năm) có ngành hoặc chuyên ngành đào tạo và vị trí việc làm phù hợp thì không tính thời gian công tác trong Ngành.
b) Có đầy đủ hồ sơ cá nhân, lý lịch được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng, không vi phạm Quy định số 58-QĐ/TW ngày 08/02/2022 của Bộ Chính trị một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng.
c) Đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương trở lên.
Theo đó, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải có thời gian công tác từ đủ 08 năm trở lên (không kể thời gian tập sự), trong đó có thời gian công tác trong Ngành ít nhất 03 năm.
Trường hợp tiếp nhận ngoài Ngành (bao gồm trường hợp có thời gian công tác trong Ngành dưới 03 năm) có ngành hoặc chuyên ngành đào tạo và vị trí việc làm phù hợp thì không tính thời gian công tác trong Ngành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?