Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm?
- Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có không quá bao nhiêu Phó Giám đốc?
- Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm?
- Ai có trách nhiệm trả lời các chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố về những vấn đề thuộc phạm vi quản lý của ngành?
Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có không quá bao nhiêu Phó Giám đốc?
Theo khoản 1 Điều 4 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 47/2022/QĐ-UBND quy định về lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Sở: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Giám đốc và không quá 04 Phó Giám đốc.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Văn phòng, Thanh tra, các phòng chuyên môn nghiệp vụ và Chi cục, cụ thể:
a) Văn phòng;
b) Thanh tra;
c) Phòng Kế hoạch - Tài chính;
d) Phòng Người có công;
đ) Phòng Việc làm - An toàn lao động;
e) Phòng Lao động - Tiền lương - Bảo hiểm xã hội;
g) Phòng Giáo dục nghề nghiệp;
h) Phòng Bảo trợ xã hội;
i) Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới;
k) Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc (đính kèm Phụ lục); trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành và theo tình hình thực tế, yêu cầu nhiệm vụ công tác, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh không quá 04 Phó Giám đốc.
Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm?
Theo khoản 2 Điều 3 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 47/2022/QĐ-UBND quy định về lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
...
2. Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở; Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở phụ trách một hoặc một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy quyền điều hành các hoạt động của Sở.
3. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với Giám đốc Sở và Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định.
4. Căn cứ quy định về phân cấp quản lý tổ chức cán bộ của Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở theo tiêu chuẩn chức danh do Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành.
Theo đó, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở.
Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở phụ trách một hoặc một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy quyền điều hành các hoạt động của Sở.
Lưu ý: Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định.
Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm trả lời các chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố về những vấn đề thuộc phạm vi quản lý của ngành?
Theo Điều 7 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 47/2022/QĐ-UBND quy định về mối quan hệ công tác của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đối với Hội đồng nhân dân Thành phố như sau:
Đối với Hội đồng nhân dân Thành phố
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cung cấp tài liệu, thông tin, báo cáo phục vụ cho hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân Thành phố; Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm trả lời các chất vấn, kiến nghị của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố về những vấn đề thuộc phạm vi quản lý của ngành.
Căn cứ trên quy định Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm cung cấp tài liệu, thông tin, báo cáo phục vụ cho hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân Thành phố
Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh là người có trách nhiệm trả lời các chất vấn, kiến nghị của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố về những vấn đề thuộc phạm vi quản lý của ngành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?