Phó Chủ tịch nước có thư ký riêng không? Nếu có thì quy trình bổ nhiệm thư ký được quy định ra sao?
Phó Chủ tịch nước có thư ký riêng không? Nếu có thì có tối đa mấy người?
Căn cứ Điều 2 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021 quy định như sau:
Chức vụ lãnh đạo được sử dụng trợ lý, thư ký
1. Chức vụ lãnh đạo được sử dụng trợ lý
a) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư.
b) Ủy viên Bộ Chính trị.
c) Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội.
2. Chức vụ lãnh đạo được sử dụng thư ký
a) Chức vụ lãnh đạo tại Khoản 1 Điều này.
b) Ủy viên Trung ương Đảng; bộ trưởng và tương đương; bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương.
Chiếu theo quy định này thì Phó Chủ tịch nước là một trong những chức vụ có thư ký riêng.
Đồng thời tại Điều 7 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021 quy định như sau:
Số lượng
1. Số lượng trợ lý
a) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội được sử dụng không quá 4 trợ lý.
b) Thường trực Ban Bí thư được sử dụng không quá 3 trợ lý.
c) Ủy viên Bộ Chính trị được sử dụng không quá 2 trợ lý.
d) Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội được sử dụng 1 trợ lý.
Trong trường hợp cần thiết, nếu có nhu cầu sử dụng số lượng trợ lý nhiều hơn quy định thì báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định.
2. Số lượng thư ký
a) Chức vụ lãnh đạo tại Khoản 1, Điều 2 Quy định này được sử dụng không quá 2 thư ký.
b) Chức vụ lãnh đạo tại Điểm b, Khoản 2, Điều 2 Quy định này được sử dụng 1 thư ký.
Đối chiếu với quy định này thì Phó Chủ tịch nước sẽ có tối đa là 2 thư ký riêng.
Phó Chủ tịch nước có thư ký riêng không? Nếu có thì quy trình bổ nhiệm thư ký được quy định ra sao? (hình từ Internet)
Quy trình bổ nhiệm thư ký giúp việc cho Phó Chủ tịch nước được quy định ra sao?
Tại Điều 9 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021 quy định về quy trình bổ nhiệm thư ký của Phó Chủ tịch nước được tiến hành như sau:
Quy trình bổ nhiệm thư ký
1. Sau khi có ý kiến của đồng chí lãnh đạo về nhân sự dự kiến bổ nhiệm thư ký, tập thể lãnh đạo cơ quan xem xét, giới thiệu (bằng hình thức bỏ phiếu kín và phải đạt trên 50% số phiếu tán thành).
2. Đối với chức danh thư ký của chức vụ lãnh đạo tại Điểm a, Khoản 2, Điều 2 của Quy định này, lãnh đạo cơ quan hoặc cấp ủy, tổ chức đảng hoàn thiện hồ sơ bổ nhiệm (như hồ sơ bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý) gửi Ban Tổ chức Trung ương trình Thường trực Ban Bí thư xem xét, quyết định. Đối với chức danh thư ký của chức vụ lãnh đạo tại Điểm b, Khoản 2, Điều 2 Quy định này do tập thể lãnh đạo cơ quan xem xét, quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền.
Chiếu theo quy định này thì việc bổ nhiệm thư ký giúp việc cho Phó Chủ tịch nước được thực hiện thông qua hai bước:
Bước 1: Sau khi có ý kiến của đồng chí lãnh đạo về nhân sự dự kiến bổ nhiệm thư ký, tập thể lãnh đạo cơ quan xem xét, giới thiệu (bằng hình thức bỏ phiếu kín và phải đạt trên 50% số phiếu tán thành).
Bước 2: Lãnh đạo cơ quan hoặc cấp ủy, tổ chức đảng hoàn thiện hồ sơ bổ nhiệm (như hồ sơ bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý) gửi Ban Tổ chức Trung ương trình Thường trực Ban Bí thư xem xét, quyết định.
Việc điều động, phân công thư ký giúp việc của Phó Chủ tịch nước được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 10 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021 có quy định như sau
Quy trình điều động, phân công trợ lý, thư ký
Cán bộ đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hưởng chính sách, chế độ tương đương chức danh trợ lý, thư ký theo Điều 11 của Quy định này, khi được đồng chí lãnh đạo giới thiệu vào chức danh trợ lý, thư ký thì lãnh đạo cơ quan hoặc cấp ủy, tổ chức đảng xem xét, thống nhất, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét điều động, phân công, bổ nhiệm (hồ sơ cán bộ thực hiện theo quy định tại Điều 8, Điều 9 của Quy định này).
Theo đó, việc điều động, phân công thư ký giúp việc của Phó Chủ tịch nước được quy định như sau:
- Cán bộ đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hưởng chính sách, chế độ tương đương chức danh trợ lý, thư ký theo Điều 11 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021, khi được đồng chí lãnh đạo giới thiệu vào chức danh trợ lý, thư ký thì lãnh đạo cơ quan hoặc cấp ủy, tổ chức đảng xem xét, thống nhất, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét điều động, phân công, bổ nhiệm (hồ sơ cán bộ thực hiện theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?
- Nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động? Quy định về việc xây dựng quan hệ lao động?
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?