Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ của doanh nghiệp bị mất thì phải xử lý như thế nào theo quy định hiện nay?
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ của doanh nghiệp bị mất thì phải xử lý như thế nào theo quy định hiện nay?
- Báo cáo về việc làm mất phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ của doanh nghiệp phải có các nội dung gì?
- Không thông báo mất phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ thì doanh nghiệp có bị xử phạt hay không?
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ của doanh nghiệp bị mất thì phải xử lý như thế nào theo quy định hiện nay?
Theo khoản 6 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định thì phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là chứng từ được in, phát hàng, sử dụng, quản lý, cụ thể:
Loại hóa đơn
Hóa đơn quy định tại Nghị định này gồm các loại sau:
...
6. Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.
Do đó việc mất phiếu xuất kho được xử lý giống như trường hợp mất hóa đơn. Cụ thể doanh nghiệp phải tiến hành thông báo lên cơ quan thuế về việc này theo quy định tại Điều 28 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
Xử lý mất, cháy, hỏng hóa đơn đặt in đã mua của cơ quan thuế
1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh nếu phát hiện mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập hoặc chưa lập phải lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo Mẫu số BC21/HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này chậm nhất không quá 05 ngày kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn. Trường hợp ngày cuối cùng (ngày thứ 05) trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ đó.
2. Trường hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ người bán đã lập hóa đơn theo đúng quy định nhưng sau đó người bán hoặc người mua làm mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn bản gốc đã lập thì người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, trong biên bản ghi rõ liên 1 của hóa đơn người bán hàng khai, nộp thuế trong tháng nào, ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền), đóng dấu (nếu có) trên biên bản và người bán sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua. Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao có ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) của người bán kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế. Người bán và người mua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.
Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn liên 2 đã sử dụng có liên quan đến bên thứ ba (ví dụ: bên thứ ba là bên vận chuyển hàng hoặc bên chuyển hóa đơn) thì căn cứ vào việc bên thứ ba do người bán hoặc người mua thuê để xác định trách nhiệm và xử phạt người bán hoặc người mua theo quy định.
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ của doanh nghiệp bị mất thì phải xử lý như thế nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Báo cáo về việc làm mất phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ của doanh nghiệp phải có các nội dung gì?
Theo như quy định thì việc báo cáo về việc làm mất phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ của doanh nghiệp sẽ thực hiện theo Mẫu số BC21/HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Tải mẫu số BC21/HĐG về việc báo cáo mất phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ: Tải về
Không thông báo mất phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ thì doanh nghiệp có bị xử phạt hay không?
Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 125/2020/NĐ-CP có quy định:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về in hóa đơn đặt in
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Báo cáo về việc nhận in hóa đơn quá thời hạn theo quy định từ 01 đến 05 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định;
b) Báo cáo về việc nhận in hóa đơn quá thời hạn theo quy định từ 06 ngày đến 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định và có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi in hóa đơn đặt in mà không ký hợp đồng in bằng văn bản.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo về việc in hóa đơn quá thời hạn theo quy định từ 06 ngày trở lên, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi không hủy các sản phẩm in hỏng, in thừa khi tiến hành thanh lý hợp đồng in.
5. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhận in hóa đơn đặt in khi không đáp ứng đủ điều kiện quy định in hóa đơn;
b) Không khai báo việc làm mất hóa đơn trước khi giao cho khách hàng.
...
Như vậy với hành khi không khai báo về việc mất phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ trước khi giao cho khách hàng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.
Căn cứ theo điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên là mức phạt được áp dụng đối với tổ chức.
Đồng thời theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì cùng một hành vi vi phạm thì mức phạt của cá nhân bằng một nửa so với tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?