Phiếu chuyển kiến nghị khởi tố đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết hiện nay sử dụng mẫu nào? Hướng dẫn sử dụng mẫu?
- Mẫu Phiếu chuyển kiến nghị khởi tố đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết mới nhất hiện nay thế nào?
- Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 11/KT Phiếu chuyển kiến nghị khởi tố đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết?
- Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận kiến nghị khởi tố gồm những cơ quan, tổ chức nào?
Mẫu Phiếu chuyển kiến nghị khởi tố đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết mới nhất hiện nay thế nào?
Mẫu Phiếu chuyển kiến nghị khởi tố đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết thực hiện theo Mẫu số 11/KT Ban hành kèm theo Quyết định 28/QĐ-VKSTC năm 2023 như sau:
Tải về Mẫu Phiếu chuyển kiến nghị khởi tố đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết mới nhất tại đây.
Phiếu chuyển kiến nghị khởi tố đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết (Hình từ Internet)
Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 11/KT Phiếu chuyển kiến nghị khởi tố đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết?
Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 11/KT Phiếu chuyển kiến nghị khởi tố đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết trong hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 28/QĐ-VKSTC năm 2023 như sau:
1. Phạm vi sử dụng:
Chỉ sử dụng để chuyển các kiến nghị khởi tố đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết.
2. Chú thích:
(1) - Ghi tên VKSND chủ quản cấp trên trực tiếp;
(2) - Ghi tên VKSND ban hành văn bản;
(3) - Ghi ký hiệu đơn vị ban hành phiếu chuyển.
(4) - Ghi tên Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết kiến nghị khởi tố;
(5) - Ghi cá nhân, cơ quan, tổ chức kiến nghị khởi tố;
(6) - Ghi tóm tắt nội dung kiến nghị khởi tố;
(7) - Ghi tên VKS có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.
(8) - Người ký ghi rõ chức danh, chức vụ theo quy định chung.
- Nếu Phó Viện trưởng ký thay Viện trưởng thì ghi như sau: | KT. VIỆN TRƯỞNG PHÓ VIỆN TRƯỞNG |
- Đối với ký thừa lệnh Viện trưởng thì ký như sau:
+) Ở VKSND tối cao, trường hợp Kiểm sát viên VKSND tối cao, Thủ trưởng đơn vị, ký thì ghi như sau:
TL. VIỆN TRƯỞNG KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO | TL. VIỆN TRƯỞNG VỤ TRƯỞNG (Ký tên) |
KIỂM SÁT VIÊN CAO CẤP (Ghi rõ tên) |
+) Ở Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Kiểm sát viên cao cấp ký thì ghi:
TL. VIỆN TRƯỞNG KIỂM SÁT VIÊN CAO CẤP |
+) Ở Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Kiểm sát viên trung cấp trở lên ký thì ghi:
TL. VIỆN TRƯỞNG KIỂM SÁT VIÊN |
+) Ở Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Kiểm sát viên ký thì ghi:
TL. VIỆN TRƯỞNG KIỂM SÁT VIÊN |
Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận kiến nghị khởi tố gồm những cơ quan, tổ chức nào?
Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận kiến nghị khởi tố gồm những cơ quan, tổ chức theo quy định tại khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Theo quy định trên, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận kiến nghị khởi tố gồm:
- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận kiến nghị khởi tố;
Mọi kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận kiến nghị khởi tố.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã kiến nghị khởi tố.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã kiến nghị khởi tố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?