Phiên họp xét miễn chấp hành án phạt tù có bắt buộc phải có sự tham gia của Kiểm sát viên hay không?
Hồ sơ đề nghị miễn chấp hành án phạt tù gồm những tài liệu gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 39 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành án phạt tù như sau:
Thủ tục miễn chấp hành án phạt tù
1. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi người chấp hành án phạt tù đang cư trú hoặc làm việc lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu xét miễn chấp hành án phạt tù. Hồ sơ bao gồm:
a) Bản sao bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
b) Văn bản đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền;
c) Đơn xin miễn chấp hành án phạt tù của người bị kết án;
d) Đối với người bị kết án đã lập công hoặc lập công lớn thì phải có bản tường trình có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền; đối với người bị kết án bị bệnh hiểm nghèo thì phải có kết luận của bệnh viện, hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, cấp quân khu trở lên; đối với người bị kết án chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú.
Như vậy, trường hợp đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu xét miễn chấp hành án phạt tù, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi người chấp hành án phạt tù đang cư trú hoặc làm việc cần lập hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
- Bản sao bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật
- Văn bản đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền
- Đơn xin miễn chấp hành án phạt tù của người bị kết án
- Trường hợp người bị kết án đã lập công hoặc lập công lớn thì phải có bản tường trình có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền
Trường hợp người bị kết án bị bệnh hiểm nghèo thì phải có kết luận của bệnh viện, hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, cấp quân khu trở lên
Trường hợp người bị kết án chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú.
Miễn chấp hành án phạt tù (Hình từ Internet)
Tòa án nhận và xử lý hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành án phạt tù như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư liên tịch 01/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP, quy trình nhận và xử lý hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành án phạt tù được thực hiện cụ thể như sau:
Nhận và xử lý hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành án phạt tù
1. Ngay sau khi nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị miễn chấp hành án phạt tù, Tòa án phải ghi vào sổ nhận hồ sơ.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào sổ nhận hồ sơ đề nghị miễn chấp hành án phạt tù, Chánh án Tòa án có thẩm quyền thành lập Hội đồng gồm 03 Thẩm phán xét, quyết định miễn chấp hành án phạt tù và phân công 01 Thẩm phán chủ trì phiên họp.
3. Sau khi được phân công chủ trì phiên họp, Thẩm phán xem xét, giải quyết như sau:
a) Trường hợp hồ sơ đề nghị miễn chấp hành án phạt tù đã đầy đủ thì quyết định mở phiên họp xét miễn chấp hành án phạt tù và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát đã đề nghị miễn chấp hành án phạt tù cử Kiểm sát viên tham gia phiên họp;
b) Trường hợp hồ sơ đề nghị miễn chấp hành án phạt tù chưa rõ ràng, đầy đủ thì đề nghị Viện kiểm sát đã đề nghị miễn chấp hành án phạt tù bổ sung tài liệu.
4. Quyết định mở phiên họp phải có các nội dung như sau: ngày, tháng, năm ra quyết định; tên Tòa án ra quyết định; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên họp; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người chấp hành án phạt tù; quyết định thi hành án phạt tù; họ tên Thẩm phán, Thư ký phiên họp và họ tên Kiểm sát viên.
Quyết định này phải gửi cho Viện kiểm sát đã đề nghị miễn chấp hành án phạt tù chậm nhất là 05 ngày trước khi mở phiên họp.
Phiên họp xét miễn chấp hành án phạt tù có bắt buộc phải có sự tham gia của Kiểm sát viên hay không?
Căn cứ Điều 11 Thông tư liên tịch 01/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP quy định những người tham gia phiên họp xét miễn chấp hành án phạt tù như sau:
Những người tham gia phiên họp xét miễn chấp hành án phạt tù
1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp; trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án hoãn phiên họp.
2. Trường hợp cần thiết, Tòa án có thể triệu tập người chấp hành án phạt tù hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người giám định, người phiên dịch, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan tham gia phiên họp; nếu có người vắng mặt thì Tòa án quyết định hoãn phiên họp hoặc vẫn tiến hành phiên họp.
Thời hạn hoãn phiên họp không quá 07 ngày, kể từ ngày hoãn.
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp bắt buộc phải tham gia phiên họp xét miễn chấp hành án phạt tù.
Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án hoãn phiên họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?