Phê duyệt quy trình bảo trì công trình đường bộ đối với các dự án đầu tư cải tạo thực hiện như thế nào?
Phê duyệt quy trình bảo trì công trình đường bộ đối với các dự án đầu tư cải tạo thực hiện như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi điểm a khoản 7 Điều 1 Thông tư 41/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
Phê duyệt quy trình bảo trì công trình đường bộ
1. Đối với các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình đường bộ, việc phê duyệt quy trình bảo trì thực hiện như sau:
a) Trường hợp Bộ Giao thông vận tải là chủ đầu tư: Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy trình bảo trì công trình cấp I, cấp đặc biệt; các công trình còn lại phân cấp cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt quy trình bảo trì;
b) Đối với các trường hợp không quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, chủ đầu tư tổ chức lập, phê duyệt quy trình bảo trì công trình theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 31 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
Theo đó, phê duyệt quy trình bảo trì công trình đường bộ đối với các dự án đầu tư cải tạo thực hiện như sau:
- Trường hợp Bộ Giao thông vận tải là chủ đầu tư: Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy trình bảo trì công trình cấp I, cấp đặc biệt. Các công trình còn lại phân cấp cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt quy trình bảo trì;
- Đối với các trường hợp không quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, chủ đầu tư tổ chức lập, phê duyệt quy trình bảo trì công trình theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 31 Nghị định 06/2021/NĐ-CP cụ thể:
Quy trình bảo trì công trình xây dựng
...
d) Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 126 Luật số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 47 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ quy trình bảo trì công trình xây dựng do nhà thầu thiết kế lập làm cơ sở cho việc phê duyệt.
Bảo trì công trình đường bộ (Hình từ Internet)
Việc lập quy trình bảo trì công trình đường bộ đối với các dự án đầu tư cải tạo, nhà thầu có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 41/2021/TT-BGTVT quy định cụ thể:
Trách nhiệm lập quy trình bảo trì công trình đường bộ
1. Đối với các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình đường bộ
a) Nhà thầu thiết kế kỹ thuật (đối với công trình thiết kế 3 bước), nhà thầu thiết kế bản vẽ thi công (đối với công trình thiết kế 1 hoặc 2 bước) có trách nhiệm lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì công trình, bộ phận công trình do mình thiết kế cùng với hồ sơ thiết kế; cập nhật quy trình bảo trì cho phù hợp với các nội dung thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng nếu có trước khi nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng;
b) Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình có trách nhiệm bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công trình;
c) Trường hợp nhà thầu thiết kế, nhà thầu cung cấp thiết bị quy định tại điểm a và điểm b khoản này không lập được quy trình bảo trì, chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật để lập quy trình bảo trì và có trách nhiệm chi trả chi phí tư vấn.
...
Theo đó, đối với các dự án đầu tư cải tạo, nhà thầu có trách nhiệm sau:
- Nhà thầu thiết kế kỹ thuật (đối với công trình thiết kế 3 bước), nhà thầu thiết kế bản vẽ thi công (đối với công trình thiết kế 1 hoặc 2 bước) có trách nhiệm lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì công trình, bộ phận công trình do mình thiết kế cùng với hồ sơ thiết kế; cập nhật quy trình bảo trì cho phù hợp với các nội dung thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng nếu có trước khi nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng;
- Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình có trách nhiệm bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công trình;
- Trường hợp nhà thầu thiết kế, nhà thầu cung cấp thiết bị quy định tại điểm a và điểm b khoản này không lập được quy trình bảo trì, chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật để lập quy trình bảo trì và có trách nhiệm chi trả chi phí tư vấn.
Lập quy trình bảo trì công trình đường bộ căn cứ vào đâu?
Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Nội dung và căn cứ lập quy trình bảo trì công trình đường bộ
...
2. Căn cứ lập quy trình bảo trì công trình đường bộ bao gồm:
a) Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình;
b) Quy trình bảo trì của công trình tương tự (nếu có);
c) Hồ sơ thiết kế (kể cả hồ sơ thiết kế điều chỉnh, nếu có), chỉ dẫn kỹ thuật thi công xây dựng công trình;
d) Chỉ dẫn của nhà sản xuất, cung cấp và lắp đặt thiết bị vào công trình;
đ) Điều kiện tự nhiên nơi xây dựng công trình;
e) Các tài liệu cần thiết khác.
Như vậy, lập quy trình bảo trì công trình đường bộ bao gồm những căn cứ sau:
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình;
- Quy trình bảo trì của công trình tương tự (nếu có);
- Hồ sơ thiết kế (kể cả hồ sơ thiết kế điều chỉnh, nếu có), chỉ dẫn kỹ thuật thi công xây dựng công trình;
- Chỉ dẫn của nhà sản xuất, cung cấp và lắp đặt thiết bị vào công trình;
- Điều kiện tự nhiên nơi xây dựng công trình;
- Các tài liệu cần thiết khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?