Phẫu thuật điều trị rò động tĩnh mạch phổi thì người bệnh phải được nằm ở tư thế nào? Trước khi phẫu thuật thì cần phải theo dõi người bệnh ra sao?
Phẫu thuật điều trị rò động tĩnh mạch phổi thì người bệnh phải được nằm ở tư thế nào?
Phẫu thuật điều trị rò động - tĩnh mạch phổi là một trong 45 quy trình kỹ thuật quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực” ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật phẫu thuật điều trị rò động - tĩnh mạch phổi ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ DÒ ĐỘNG - TĨNH MẠCH PHỔI
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế:
Tư thế người bệnh, đường mổ nhỏ và các vị trí đặt trocar:
Người bệnh nằm nghiêng 45o hoặc 90o sang bên đối diện, độn 1 gối ngang ngực.
Đặt trocar: Tùy từng vị trí của tổn thương trong lồng ngực
+ Nếu người bệnh nằm nghiêng 90o: Mở ngực nhỏ trước - bên qua khoang gian sườn V (rạch da dưới 4-6cm) vào khoang màng phổi. Trocar cho ống kính nội soi vào khoang gian sườn VII nách giữa, trocar dụng cụ dưới mỏm xương bả vai khoảng 3cm.
+ Nếu người bệnh nằm nghiêng 45o:
Vào khoang màng phổi, xẹp phổi bên tổn thương.
Xác định thương tổn và đánh giá toàn bộ thương tổn cùng liên quan của thương tổn với các thùy phổi còn lại, hệ thống hạch, màng phổi…
2. Vô cảm:
Gây mê nội khí quản 2 nòng; theo dõi điện tim và bão hoà ô xy mao mạch (SpO2) liên tục. Đặt 2 đường truyền tĩnh mạch trung ương và ngoại vi. Thở máy có ô-xy hỗ trợ 100%. Đặt thông tiểu. Đặt tư thế; đánh ngực; sát trùng; trải toan.
3. Kỹ thuật:
Với phẫu thuật cắt phổi nội soi:
- Phẫu tích riêng từng thành phần: động mạch và tĩnh mạch chi phối cho thùy phổi định cắt. Cắt và khâu động mạch và tĩnh mạch trên hệ thống cắt tự động (endoGIA) cho mạch máu.
- Phẫu tích phế quản thùy phổi định cắt, kẹp tạm thời sau đó phồng phổi để kiểm tra sự toàn vẹn của phần phổi còn lại.
- Cắt phế quản bằng hệ thống cắt tự và khâu tự động.
- Lấy bệnh phẩm bằng túi chuyên dụng gửi giải phẫu bệnh.
- Kiểm tra độ kín của mỏm cắt phế quản: Đổ huyết thanh vô khuẩn vào khoang màng phổi và phồng phổi kiểm tra (nếu còn xì khí qua mỏm cắt thì cần phải khâu lại ngay). Chú ý kiểm tra chảy máy của động mạch phế quản.
- Cầm máu, bơm rửa ngực và đặt hai dẫn lưu silicon vào khoang màng phổi (phía trước và phía sau) đồng hút liên tục dẫn lưu ngay sau đặt phòng tắc do máu cục.
- Đóng ngực và các lỗ trocar sau khi đã nở phổi tốt.
Với phẫu thuật cắt phổi không điển hình hoặc cắt toàn bộ phổi: Kỹ thuật và công thức trocar tương tự.
Theo đó, phẫu thuật điều trị rò động tĩnh mạch phổi thì người bệnh sẽ cho nằm ở tư thế như sau:
Tư thế người bệnh, đường mổ nhỏ và các vị trí đặt trocar:
Người bệnh nằm nghiêng 45o hoặc 90o sang bên đối diện, độn 1 gối ngang ngực.
Đặt trocar: Tùy từng vị trí của tổn thương trong lồng ngực
+ Nếu người bệnh nằm nghiêng 90o: Mở ngực nhỏ trước - bên qua khoang gian sườn V (rạch da dưới 4-6cm) vào khoang màng phổi.
Trocar cho ống kính nội soi vào khoang gian sườn VII nách giữa, trocar dụng cụ dưới mỏm xương bả vai khoảng 3cm.
+ Nếu người bệnh nằm nghiêng 45o:
Vào khoang màng phổi, xẹp phổi bên tổn thương.
Xác định thương tổn và đánh giá toàn bộ thương tổn cùng liên quan của thương tổn với các thùy phổi còn lại, hệ thống hạch, màng phổi…
Phẫu thuật điều trị rò động tĩnh mạch phổi (Hình từ Internet)
Trước khi phẫu thuật điều trị rò động tĩnh mạch phổi xong thì cần phải theo dõi người bệnh như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục VI Quy trình kỹ thuật phẫu thuật điều trị rò động - tĩnh mạch phổi ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ DÒ ĐỘNG - TĨNH MẠCH PHỔI
...
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi:
- Xét nghiệm khí máu, điện giải, chức năng gan thận, công thức máu, hematocrit ngay sau khi về phòng hồi sức được 15 - 30 phút. Chụp X. quang ngực tại giường.
- Huyết động liên tục (trên monitoring), hô hấp, dẫn lưu, nước tiểu 30 phút - 1 giờ / 1 lần, trong 24 giờ đầu hoặc lâu hơn tuỳ tình trạng huyết động.
- Cho kháng sinh điều trị dự phòng nhiễm khuẩn, thuốc trợ tim, lợi tiểu, giảm đau; truyền máu và các dung dịch thay thế máu ... tùy theo tình trạng huyết động và các thông số xét nghiệm.
- Lí liệu pháp hô hấp ngay từ ngày đầu sau mổ.
Theo đó, trước khi phẫu thuật điều trị rò động tĩnh mạch phổi xong thì người bệnh cần theo dõi như sau:
- Xét nghiệm khí máu, điện giải, chức năng gan thận, công thức máu, hematocrit ngay sau khi về phòng hồi sức được 15 - 30 phút. Chụp X. quang ngực tại giường.
- Huyết động liên tục (trên monitoring), hô hấp, dẫn lưu, nước tiểu 30 phút - 1 giờ / 1 lần, trong 24 giờ đầu hoặc lâu hơn tuỳ tình trạng huyết động.
- Cho kháng sinh điều trị dự phòng nhiễm khuẩn, thuốc trợ tim, lợi tiểu, giảm đau; truyền máu và các dung dịch thay thế máu ... tùy theo tình trạng huyết động và các thông số xét nghiệm.
- Lí liệu pháp hô hấp ngay từ ngày đầu sau mổ.
Như vậy, trước khi phẫu thuật điều trị rò động tĩnh mạch phổi xong thì cần phải theo dõi như trên.
Trước khi phẫu thuật điều trị rò động tĩnh mạch phổi xong thì xử trí tai biến ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục VI Quy trình kỹ thuật phẫu thuật điều trị rò động - tĩnh mạch phổi ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ DÒ ĐỘNG - TĨNH MẠCH PHỔI
...
2. Xử trí tai biến:
- Chảy máu sau mổ: Điều chỉnh đông máu. Chỉ định mổ lại cầm máu cấp cứu nếu chảy > 100 ml/giờ + rối loạn huyết động; hoặc > 200 ml/giờ trong 3 giờ liền.
- Xẹp phổi sau mổ: do người bệnh không thở tốt và bít tắc đờm rãi sau mổ. Lâm sàng người bệnh khó thở, sốt, nghe rì rào phế nang giảm; x-quang có hình ảnh xẹp phổi. Cần phải giảm đau tốt cho người bệnh, kháng sinh toàn thân, Người bệnh cần ngồi dậy sớm, vỗ rung và ho khạc đờm rãi. Nếu cần có thể soi hút phế quản.
- Rò khí sau mổ: Cần điều trị hút dẫn lưu dài ngày hoặc phải mổ lại
- Tràn dịch màng phổi sau mổ phát hiện bằng chụp phim x-quang, điều trị bằng chọc hút khoang màng phổi, tập thở tốt.
- Suy hô hấp sau mổ
Trước khi phẫu thuật điều trị rò động tĩnh mạch phổi xong nếu có tai biến thì xử trí như sau:
- Chảy máu sau mổ: Điều chỉnh đông máu. Chỉ định mổ lại cầm máu cấp cứu nếu chảy > 100 ml/giờ + rối loạn huyết động; hoặc > 200 ml/giờ trong 3 giờ liền.
- Xẹp phổi sau mổ: do người bệnh không thở tốt và bít tắc đờm rãi sau mổ. Lâm sàng người bệnh khó thở, sốt, nghe rì rào phế nang giảm; x-quang có hình ảnh xẹp phổi.
Cần phải giảm đau tốt cho người bệnh, kháng sinh toàn thân, Người bệnh cần ngồi dậy sớm, vỗ rung và ho khạc đờm rãi. Nếu cần có thể soi hút phế quản.
- Rò khí sau mổ: Cần điều trị hút dẫn lưu dài ngày hoặc phải mổ lại
- Tràn dịch màng phổi sau mổ phát hiện bằng chụp phim x-quang, điều trị bằng chọc hút khoang màng phổi, tập thở tốt.
- Suy hô hấp sau mổ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?