Phẫu thuật chuyên khoa hồi sức cấp cứu loại đặc biệt yêu cầu những gì? Nhân lực tối đa thực hiện một ca phẫu thuật chuyên khoa hồi sức cấp cứu loại đặc biệt là bao nhiêu người?

Để phân loại phẫu thuật chuyên khoa hồi sức cấp cứu cần dựa trên những điều kiện gì? Phẫu thuật chuyên khoa hồi sức cấp cứu loại đặc biệt yêu cầu những gì? Định mức nhân lực tối đa thực hiện một ca phẫu thuật chuyên khoa hồi sức cấp cứu loại đặc biệt là bao nhiêu người? Trên đây là câu hỏi của bạn Phương Vy đến từ Kon Tum.

Để phân loại phẫu thuật chuyên khoa hồi sức cấp cứu cần dựa trên những điều kiện gì?

Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 50/2014/TT-BYT quy định về điều kiện phân loại phẫu thuật, thủ thuật như sau:

Điều kiện phân loại phẫu thuật, thủ thuật
Việc phân loại phẫu thuật, thủ thuật dựa trên các điều kiện sau đây:
1. Mức độ khó và phức tạp của phẫu thuật, thủ thuật.
2. Mức độ nguy hiểm đối với tính mạng của người bệnh.
3. Yêu cầu về phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế sử dụng cho phẫu thuật, thủ thuật.
4. Yêu cầu về số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật.
5. Thời gian thực hiện phẫu thuật, thủ thuật.

Theo đó, việc phân loại phẫu thuật dựa trên các điều kiện sau đây:

- Mức độ khó và phức tạp của phẫu thuật.

- Mức độ nguy hiểm đối với tính mạng của người bệnh.

- Yêu cầu về phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế sử dụng cho phẫu thuật.

- Yêu cầu về số người tham gia phẫu thuật.

- Thời gian thực hiện phẫu thuật.

Chuyên khoa hồi sức cấp cứu

Chuyên khoa hồi sức cấp cứu (Hình từ Internet)

Phẫu thuật chuyên khoa hồi sức cấp cứu loại đặc biệt yêu cầu những gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 50/2014/TT-BYT quy định về phân loại mức độ phẫu thuật, thủ thuật như sau:

Phân loại mức độ phẫu thuật, thủ thuật
1. Phẫu thuật, thủ thuật loại đặc biệt
a) Phẫu thuật, thủ thuật rất phức tạp về bệnh lý, rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, đòi hỏi người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương.
b) Yêu cầu phải có phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế chuyên dụng.
c) Yêu cầu có số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 3 đến 4 giờ hoặc lâu hơn.
2. Phẫu thuật, thủ thuật loại I
a) Phẫu thuật, thủ thuật khá phức tạp về bệnh lý, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, đòi hỏi người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương và tuyến tỉnh.
b) Yêu cầu phải có phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế chuyên dụng.
c) Yêu cầu có số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 2 đến 3 giờ hoặc lâu hơn.
....

Theo đó, phẫu thuật loại đặc biệt là loại phẫu thuật rất phức tạp về bệnh lý, rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, đòi hỏi người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương.

Phẫu thuật loại đặc biệt yêu cầu phải có phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế chuyên dụng, yêu cầu có số người tham gia phẫu thuật theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 50/2014/TT-BYT và thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 3 đến 4 giờ hoặc lâu hơn.

Nhân lực tối đa thực hiện một ca phẫu thuật chuyên khoa hồi sức cấp cứu loại đặc biệt là bao nhiêu người?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 50/2014/TT-BYT quy định về định mức nhân lực trong từng ca phẫu thuật, thủ thuật như sau:

Định mức nhân lực trong từng ca phẫu thuật, thủ thuật
1. Số người tham gia tối đa cho một ca phẫu thuật hoặc thủ thuật được tính dựa trên phân loại phẫu thuật, thủ thuật và theo từng chuyên khoa theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
...

Tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 50/2014/TT-BYT quy định như sau:

Định mức nhân lực

Ghi chú: - Viết tắt trong bảng: PTV = Phẫu thuật viên = Người mổ; Phụ = Phụ mổ (bao gồm PTV phụ mổ, dụng cụ viên, vận hành hệ thống máy liên quan đến phẫu thuật, thủ thuật như hệ thống máy nội soi, các máy về điện quang, về y học hạt nhân…); Gây mê = Gây mê/gây tê; TTV = Thủ thuật viên= Người làm thủ thuật

Theo đó, định mức nhân lực tối đa thực hiện một ca phẫu thuật chuyên khoa hồi sức cấp cứu loại đặc biệt là 8 người.

Trong đó, có 2 phẫu thuật viên chính, 5 phụ mổ và 1 giúp việc.

Phẫu thuật
Hồi sức cấp cứu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phẫu thuật, thủ thuật được phân thành những mức độ nào?
Pháp luật
Người vận hành máy trong ca phẫu thuật thì có được hưởng phụ cấp không? Nếu có thì mức phụ cấp là bao nhiêu?
Pháp luật
Trưởng khoa hồi sức cấp cứu thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn gì? Có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Phẫu thuật chuyên khoa hồi sức cấp cứu loại đặc biệt yêu cầu những gì? Nhân lực tối đa thực hiện một ca phẫu thuật chuyên khoa hồi sức cấp cứu loại đặc biệt là bao nhiêu người?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phẫu thuật
1,957 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phẫu thuật Hồi sức cấp cứu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phẫu thuật Xem toàn bộ văn bản về Hồi sức cấp cứu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào