Phẫu thuật cắt u dạng bì kết do ai thực hiện? Việc theo dõi và xử trí tai biến khi phẫu thuật cắt u dạng bì kết được quy định như thế nào?
Phẫu thuật cắt u dạng bì kết được bác sĩ chỉ định khi nào? Phẫu thuật cắt u dạng bì kết do ai thực hiện?
Phẫu thuật cắt u dạng bì kết là 1 trong 89 Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nhãn khoa Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012.
Căn cứ theo Mục II và tiểu mục 1 Mục IV Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật cắt u dạng bì kết - Giác mạc Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT CẮT U DẠNG BÌ KẾT - GIÁC MẠC
I. ĐẠI CƯƠNG
U dạng bì hoặc u bì mỡ là tổn thương lạc chỗ bẩm sinh, hầu như không có khả năng ác tính và thường tiến triển chậm. Có thể thấy u ở bất kỳ vị trí nào trên nhãn cầu nhưng vị trí thường gặp nhất là ở vùng rìa, góc 1/4 trên ngoài hoặc ở vùng khe mi góc ngoài.
II. CHỈ ĐỊNH
- U phát triển vào giác mạc gây ảnh hưởng nhiều đến thị lực.
- U phát triển ở vùng kết mạc cùng đồ nên phẫu thuật khi trẻ đã lớn.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh đang có bệnh cấp tính tại mắt.
- Người bệnh có bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa Mắt.
2. Phương tiện
- Dụng cụ phẫu thuật: bộ dụng cụ phẫu thuật mộng, dao tròn, máy hiển vi phẫu thuật.
- Thuốc: thuốc gây tê, thuốc sát trùng, kháng sinh, chống viêm,...
3. Người bệnh
- Giải thích kỹ cho người bệnh và người nhà về mục đích của phẫu thuật
- Dặn người bệnh và người nhà cho người bệnh nhịn ăn từ 12 giờ đêm hôm trước phẫu thuật (nếu gây mê).
4. Hồ sơ bệnh án
- Mô tả chi tiết khối u trước khi phẫu thuật (vị trí, kích thước, hình thái,...) để tiện cho theo dõi lâu dài.
- Kiểm tra tình trạng toàn thân.
U dạng bì hoặc u bì mỡ là tổn thương lạc chỗ bẩm sinh, hầu như không có khả năng ác tính và thường tiến triển chậm. Có thể thấy u ở bất kỳ vị trí nào trên nhãn cầu nhưng vị trí thường gặp nhất là ở vùng rìa, góc 1/4 trên ngoài hoặc ở vùng khe mi góc ngoài.
Theo đó, phẫu thuật cắt u dạng bì kết được bác sĩ chỉ định khi:
- U phát triển vào giác mạc gây ảnh hưởng nhiều đến thị lực.
- U phát triển ở vùng kết mạc cùng đồ nên phẫu thuật khi trẻ đã lớn.
Người thực hiện phẫu thuật cắt u dạng bì kết là bác sĩ chuyên khoa Mắt.
Phẫu thuật cắt u dạng bì kết do ai thực hiện? Việc theo dõi và xử trí tai biến khi phẫu thuật cắt u dạng bì kết được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiến hành phẫu thuật cắt u dạng bì kết theo các bước như thế nào?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật cắt u dạng bì kết - Giác mạc Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT CẮT U DẠNG BÌ KẾT - GIÁC MẠC
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
- Hồ sơ đã làm đầy đủ (hoàn thành bệnh án, chỉ định điều trị, theo dõi chăm sóc).
- Hồ sơ đã duyệt phẫu thuật.
2. Kiểm tra người bệnh
- Thay quần áo.
- Tra, uống thuốc trước phẫu thuật (theo chỉ định).
- Yêu cầu người bệnh nhịn ăn nếu có chỉ định gây mê.
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
- Gây mê nếu người bệnh còn nhỏ (15 tuổi trở xuống).
- Gây tê (khi người bệnh trên 15 tuổi): gây tê tại chỗ hoặc gây mê và mi bằng dung dịch lidocain 2% x 6ml, gây tê tại chỗ bằng tra mắt dung dịch dicain 1%.
3.2. Kỹ thuật
- Cắt kết mạc nhãn cầu xung quanh phần khối u trên kết mạc, cách chân khối u khoảng 1 - 2mm. Cầm máu.
- Rạch giác mạc quanh phần khối u trên giác mạc, cách chân khối u khoảng 1mm, độ sâu tùy theo mức độ xâm lấn sâu của khối u nhưng không quá 1/3 chiều dày giác mạc (nếu khối u xâm lấn quá 1/3 chiều dày giác mạc: cần phải ghép giác mạc lớp).
- Dùng dao tròn hoặc dao lạng mộng gọt phẫu tích khối u ra khỏi giác mạc và củng mạc.
- Cầm máu, khâu phủ kết mạc nhãn cầu lên phần khối u đã được cắt bỏ trên củng mạc bằng chỉ tiêu chậm 8-0 hoặc chỉ nilon 9-0.
- Tra thuốc kháng sinh nước và mỡ.
- Băng mắt.
Như vậy, các bước tiến hành phẫu thuật cắt u dạng bì kết thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Việc theo dõi và xử trí tai biến khi phẫu thuật cắt u dạng bì kết như thế nào?
Căn cứ theo Mục VI, Mục VII Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật cắt u dạng bì kết - Giác mạc Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT CẮT U DẠNG BÌ KẾT - GIÁC MẠC
...
VI. THEO DÕI
1. Trong phẫu thuật
Cần cầm máu và thấm máu tốt vùng phẫu thuật. Cẩn thận khi phẫu tích khối u khỏi giác mạc và củng mạc tránh gây thủng.
2. Sau phẫu thuật
Cần chú ý khâu vô trùng trong khi thay băng và tra thuốc để tránh biến chứng nhiễm trùng vết phẫu thuật gây viêm và áp xe giác mạc, củng mạc.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ LÝ
1. Trong phẫu thuật
Thủng giác mạc: khâu phục hồi giác mạc, kết hợp điều trị nội khoa tích cực.
2. Sau phẫu thuật
Viêm, áp xe giác mạc, áp xe vết phẫu thuật: điều trị kháng sinh, kháng viêm tại chỗ và toàn thân.
Chú ý: cần làm xét nghiệm giải phẫu bệnh với khối u cắt bỏ.
Theo đó, trong phẫu thuật cần cầm máu và thấm máu tốt vùng phẫu thuật. Cẩn thận khi phẫu tích khối u khỏi giác mạc và củng mạc tránh gây thủng.
Trong phẫu thuật có thể xảy ra tai biến như thủng giác mạc: khâu phục hồi giác mạc, kết hợp điều trị nội khoa tích cực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?