Pháp nhân Việt Nam muốn trở thành thành viên của hợp tác xã cần đáp ứng điều kiện gì? Một pháp nhân có thể trở thành thành viên của nhiều hợp tác xã hay không?
Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã?
Căn cứ theo Điều 14 và Điều 15 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên cụ thể như sau:
(1) Thành viên hợp tác xã có các quyền sau đây:
- Được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ.
- Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật này và điều lệ.
- Được hưởng các phúc lợi của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên.
- Được biểu quyết các nội dung thuộc quyền của đại hội thành viên theo quy định tại Điều 32 của Luật này.
- Ứng cử, đề cử thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Kiến nghị, yêu cầu hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; yêu cầu hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập đại hội thành viên bất thường theo quy định của Luật này và điều lệ.
- Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của điều lệ.
- Được trả lại vốn góp khi ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này và điều lệ.
- Được chia giá trị tài sản được chia còn lại của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này và điều lệ.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
- Quyền khác theo quy định của điều lệ.
(2) Thành viên hợp tác xã có các nghĩa vụ sau đây:
- Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo hợp đồng dịch vụ.
- Góp đủ, đúng thời hạn vốn góp đã cam kết theo quy định của điều lệ.
- Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
- Tuân thủ điều lệ, quy chế của hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, nghị quyết đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên và quyết định của hội đồng quản trị hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Nghĩa vụ khác theo quy định của điều lệ.
Điều kiện trở thành thành viên, hợp tác xã thành viên
Điều kiện để trở thành thành viên của hợp tác xã đối với pháp nhân Việt Nam?
Theo khoản 1 Điều 13 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về điều kiện trở thành thành viên, hợp tác xã thành viên cụ thể như sau:
Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trở thành thành viên hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam. Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân;
- Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;
- Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;
- Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này và điều lệ hợp tác xã;
- Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.
Đồng thời, tại Điều 3 Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định cụ thể về điều kiện trở thành thành viên của hợp tác xã đối với pháp nhân Việt Nam như sau
- Pháp nhân Việt Nam theo quy định của Bộ luật dân sự có nhu cầu hợp tác với các thành viên khác và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.
- Pháp nhân Việt Nam khi tham gia hợp tác xã phải có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã. Người ký đơn phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó.
- Người đại diện của pháp nhân tại hợp tác xã là người đại diện hợp pháp (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền) của pháp nhân đó.
- Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Hợp tác xã 2012 và điều lệ hợp tác xã.
- Các điều kiện khác do điều lệ hợp tác xã quy định.
Như vậy, công ty TNHH, công ty cổ phần (tại Việt Nam) là pháp nhân nên có thể trở thành thành viên hợp tác xã nếu đáp ứng đầy đủ những điều kiện đối với pháp nhân Việt Nam theo quy định nêu trên và các điều kiện do điều lệ hợp tác xã quy định.
Một pháp nhân có thể trở thành thành viên của nhiều hợp tác xã hay không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 13 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về điều kiện trở thành thành viên, hợp tác xã thành viên như sau:
"3. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có thể là thành viên của nhiều hợp tác xã; hợp tác xã có thể là thành viên của nhiều liên hiệp hợp tác xã trừ trường hợp điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quy định khác."
Như vậy, theo quy định trên đây thì một pháp nhân có thể là thành viên của nhiều hợp tác xã (trừ trường hợp điều lệ hợp tác xã có quy định khác).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?