Phán quyết trọng tài nước ngoài là gì? Tổ chức trọng tài nước ngoài hoạt động tại Việt Nam theo những hình thức nào?
Phán quyết trọng tài nước ngoài là gì?
Căn cứ theo khoản 12 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
9. Quyết định trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp.
10. Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài.
11. Trọng tài nước ngoài là Trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam.
12. Phán quyết của trọng tài nước ngoài là phán quyết do Trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc ở trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận lựa chọn.
Theo đó, phán quyết của trọng tài nước ngoài được hiểu là phán quyết do Trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc ở trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận lựa chọn.
Bên cạnh đó, trọng tài nước ngoài là Trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam.
Phán quyết trọng tài nước ngoài là gì? Tổ chức trọng tài nước ngoài hoạt động tại Việt Nam theo những hình thức nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức trọng tài nước ngoài hoạt động tại Việt Nam theo những hình thức nào?
Theo điều kiện hoạt động của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Điều 73 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì tổ chức trọng tài nước ngoài đã được thành lập và đang hoạt động hợp pháp tại nước ngoài, tôn trọng Hiến pháp và pháp luật của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì được phép hoạt động tại Việt Nam.
Và theo Điều 74 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định như sau:
Hình thức hoạt động của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
Tổ chức trọng tài nước ngoài hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
1. Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài (sau đây gọi là Chi nhánh);
2. Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài (sau đây gọi là Văn phòng đại diện).
Như vậy, tổ chức trọng tài nước ngoài hoạt động tại Việt Nam theo các hình thức sau:
- Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài;
- Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài.
Cụ thể về 02 hình thức hoạt động của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Điều 75 và Điều 77 Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau:
Chi nhánh
- Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Tổ chức trọng tài nước ngoài, được thành lập và thực hiện hoạt động trọng tài tại Việt Nam theo quy định Luật Trọng tài thương mại 2010.
- Tổ chức trọng tài nước ngoài và Chi nhánh của mình chịu trách nhiệm về hoạt động của Chi nhánh trước pháp luật Việt Nam.
- Tổ chức trọng tài nước ngoài cử một Trọng tài viên làm Trưởng Chi nhánh. Trưởng Chi nhánh là người đại diện theo uỷ quyền của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.
Văn phòng đại diện
- Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của Tổ chức trọng tài nước ngoài được thành lập và tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội hoạt động trọng tài tại Việt Nam theo quy định Luật Trọng tài thương mại 2010.
- Tổ chức trọng tài nước ngoài phải chịu trách nhiệm về hoạt động của Văn phòng đại diện trước pháp luật Việt Nam.
Thỏa thuận trọng tài có bắt buộc phải được lập trước khi xảy ra tranh chấp không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 về điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài như sau:
Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
2. Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
3. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Như vậy, theo quy định thì thỏa thuận trọng tài không bắt buộc phải được lập trước khi xảy ra tranh chấp mà có thể lập sau khi xảy ra tranh chấp.
Tuy nhiên, cần lưu ý tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài chỉ khi các bên có thoả thuận trọng tài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có quyền yêu cầu dừng thi công khi phát hiện công trình mất an toàn không?
- Phân định trách nhiệm xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và Hội đồng giám định y khoa theo Luật Người khuyết tật?
- Trường cao đẳng có phải là cơ sở giáo dục nghề nghiệp không? Quản lý nhà nước đối với trường cao đẳng như thế nào?
- Gợi ý Hoa chúc mừng ngày 22 tháng 12 thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam? Viên chức quốc phòng có được nghỉ làm ngày 22 12?
- Đêm giáng sinh là gì? Tiền lương làm thêm giờ vào đêm giáng sinh của người lao động được tính như thế nào?