Phán quyết trọng tài đối với vụ án tranh chấp có quyết định của Tòa án tuyên hủy quyết định của Hội đồng trọng tài về việc công nhận sự thỏa thuận của các bên có bị hủy không?
Phán quyết trọng tài được hiểu như thế nào?
Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật Trọng tài thương mại 2010.
Phán quyết trọng tài đối với vụ án tranh chấp có quyết định của Tòa án hủy quyết định của Hội đồng trọng tài về việc công nhận sự thỏa thuận của các bên có bị hủy không?
Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật Trọng tài thương mại 2010 cụ thể:
"Ðiều 68. Căn cứ huỷ phán quyết trọng tài
...
2. Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
b) Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
c) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;
d) Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;
đ) Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam."
Tại điểm c khoản 2 Điều 14 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP quy định:
"Điều 14. Căn cứ hủy phán quyết trọng tài quy định tại Điều 68 Luật TTTM
...
2. Tòa án hủy phán quyết trọng tài quy định tại Điều 58 và Điều 61 Luật TTTM khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
c) “Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài” là trường hợp Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 Luật TTTM; hoặc Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp mà không được các bên thỏa thuận yêu cầu Trọng tài giải quyết hoặc giải quyết vượt quá phạm vi của thỏa thuận đưa ra Trọng tài giải quyết.
Về nguyên tắc, Tòa án chỉ hủy phần quyết định có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài mà không hủy phán quyết trọng tài. Trường hợp có thể tách được phần quyết định của Hội đồng trọng tài về vấn đề đã được yêu cầu và phần quyết định về vấn đề không được yêu cầu giải quyết tại Trọng tài, thì phần quyết định về vấn đề được yêu cầu giải quyết không bị huỷ.
Trường hợp không thể tách được phần quyết định của Hội đồng trọng tài về vấn đề đã được yêu cầu và phần quyết định về vấn đề không được yêu cầu giải quyết tại Trọng tài, thì Tòa án hủy phán quyết trọng tài đó."
Tại Điều 2 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP quy định:
"1. Trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp quy định tại Điều 2 Luật TTTM nếu các bên có thoả thuận trọng tài quy định tại Điều 5 và Điều 16 Luật TTTM, trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
...
3. Tranh chấp có thỏa thuận trọng tài nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác:
a) Có quyết định của Tòa án huỷ phán quyết trọng tài, hủy quyết định của Hội đồng trọng tài về việc công nhận sự thỏa thuận của các bên;
b) Có quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài, Trung tâm trọng tài quy định tại khoản 1 Điều 43 các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều 59 Luật TTTM;
c) Tranh chấp thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 4 Nghị quyết này."
Như vậy, phán quyết trọng tài trong trường hợp vụ án tranh chấp có quyết định của Tòa án hủy quyết định của Hội đồng trọng tài về việc công nhận sự thỏa thuận của các bên, mặc dù tranh chấp có thỏa thuận trọng tài nhưng việc giải quyết tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Phán quyết trọng tài (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định hủy phán quyết trọng tài?
Căn cứ quy định tại điểm g khoản 2, khoản 3 Điều 7 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định:
- Trường hợp các bên không có thỏa thuận lựa chọn Tòa án thì thẩm quyền của Tòa án được xác định như sau: Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết trọng tài.
- Tòa án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Luật Trọng tài thương mại 2010 là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Theo đó, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết là cơ quan có thẩm quyền tuyên hủy phán quyết đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận lựa chọn tòa án khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 178 quy định Chế độ về hưu trước tuổi mới nhất được hưởng những gì?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 hộ kinh doanh là bao nhiêu? Hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài khi nào?
- Thời gian hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 theo Thông tư 01 2025 của Bộ Nội vụ tính từ ngày nào? Cách tính ra sao?
- Năm 2025, sẽ tra cứu tình trạng hôn nhân khi đăng ký khai sinh cho con? Làm giấy khai sinh cho con ở đâu?
- Mẫu Hồ sơ đề nghị thưởng đột xuất theo Quyết định 786 của Bộ Nội vụ? Tải về các biểu mẫu trong hồ sơ?