Phân loại lao động theo điều kiện lao động được pháp luật quy định như thế nào? Mục đích sử dụng phương pháp phân loại lao động theo điều kiện lao động được quy định ra sao?
Phân loại lao động theo điều kiện lao động được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định phân loại lao động theo điều kiện lao động cụ thể như sau:
Phân loại lao động theo điều kiện lao động
1. Loại điều kiện lao động
a) Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI.
b) Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV.
c) Nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III.
2. Nguyên tắc phân loại lao động theo điều kiện lao động
Việc phân loại lao động theo điều kiện lao động phải dựa trên kết quả đánh giá xác định điều kiện lao động theo phương pháp quy định tại Thông tư này.
Đối chiếu quy định trên, loại điều kiện lao động bao gồm:
- Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI.
- Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV.
- Nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III.
Do đó, trường hợp bạn thắc mắc người lao động lao làm nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III.
Điều kiện lao động (Hình từ Internet)
Mục đích sử dụng phương pháp phân loại lao động theo điều kiện lao động được quy định ra sao?
Theo Điều 4 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Mục đích sử dụng phương pháp phân loại lao động theo điều kiện lao động
Phương pháp phân loại lao động theo điều kiện lao động ban hành kèm theo Thông tư này được sử dụng với mục đích như sau:
1. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (sau đây gọi tắt là Danh mục nghề).
2. Phân loại lao động theo điều kiện lao động đối với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động để thực hiện các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khoẻ đối với người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, mục đích sử dụng phương pháp phân loại lao động theo điều kiện lao động được quy định như trên.
Đánh giá điều kiện lao động theo hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động được thực hiện theo các bước nào?
Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Phương pháp, quy trình xác định điều kiện lao động
Thực hiện việc đánh giá, xác định điều kiện lao động theo quy trình sau:
...
2. Đánh giá điều kiện lao động theo hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động:
a) Bước 1: Xác định các yếu tố có tác động sinh học đến người lao động trong hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này (sau đây gọi tắt là Phụ lục I).
b) Bước 2: Lựa chọn ít nhất 06 (sáu) yếu tố đặc trưng tương ứng với mỗi nghề, công việc. Các yếu tố này phải bảo đảm phản ánh đủ 3 nhóm yếu tố trong hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động quy định tại Phụ lục I.
c) Bước 3: Chọn 01 (một) chỉ tiêu đối với mỗi yếu tố đặc trưng đã chọn tại Bước 2 để tiến hành đánh giá và cho điểm, trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Thang điểm để đánh giá mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của từng yếu tố là thang điểm 6 (sáu) quy định tại Phụ lục I. Mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm càng lớn thì điểm càng cao.
- Thời gian tiếp xúc của người lao động với các yếu tố dưới 50% thời gian của ca làm việc thì điểm số hạ xuống 01 (một) điểm. Đối với hóa chất độc, điện từ trường, rung, ồn, bức xạ ion hóa, thay đổi áp suất, yếu tố gây bệnh truyền nhiễm thì điểm xếp loại hạ xuống 01 (một) điểm khi thời gian tiếp xúc dưới 25% thời gian của ca làm việc.
- Đối với các yếu tố quy định thời gian tiếp xúc cho phép thì hạ xuống 01 (một) điểm nếu thời gian tiếp xúc thực tế khi làm việc dưới 50% thời gian tiếp xúc cho phép.
- Đối với những yếu tố có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu (từ 02 chỉ tiêu trở lên) để đánh giá thì chỉ chọn 01 chỉ tiêu chính để đánh giá và cho điểm; có thể đánh giá các chỉ tiêu khác nhằm tham khảo, bổ sung thêm số liệu cho chỉ tiêu chính.
...
Như vậy, đánh giá điều kiện lao động theo hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động được thực hiện theo các bước nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?
- Người bị dẫn độ tạm thời có phải trả lại ngay cho Việt Nam sau khi quá trình tố tụng hình sự nước yêu cầu kết thúc không?