Phân biệt nội quy lao động và thoả ước lao động tập thể theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019?
- Phân biệt nội quy lao động và thoả ước lao động tập thể theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019?
- Quyền lợi của người lao động được quy định trong nội quy lao động và thỏa ước lao động tập thể mà không có trong HĐLĐ thì họ có được hưởng quyền lợi đó không?
- Đối thoại tại nơi làm việc có bắt buộc phải có nội dung về thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động không?
Phân biệt nội quy lao động và thoả ước lao động tập thể theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019?
Tiêu chí | Nội quy lao động | Thoả ước lao động tập thể |
Định nghĩa | Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản (khoản 1 Điều 75 Bộ luật Lao động 2019) | |
Chủ thể ban hành | Người sử dụng lao động | |
Đối tượng điều chỉnh | Người lao động | Người lao động, người sử dụng lao động |
Nội dung | Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động phải bao gồm các nội dung chủ yếu được quy định tại khoản 2 Điều 118 Bộ Luật Lao Động 2019 | Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật (khoản 2 Điều 75 Bộ luật Lao động 2019) |
Hình thức | Nội quy lao động phải bằng văn bản khi số lượng người lao động đạt từ 10 người lao động trở lên (khoản 1 Điều 78 Bộ luật Lao động 2019) | Phải bằng văn bản |
Thủ tục | Trước khi ban hành nội quy lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (khoản 3 Điều 118 Bộ luật Lao động 2019) | Trước khi ký kết và ban hành thoả ước lao động tập thể cần phải lấy ý kiến tập thể, đối tượng lấy ý kiến phụ thuộc vào loại thoả ước lao động và việc ký kết thỏa ước lao động tập thể chỉ được thực hiện khi đạt 50% số người biểu quyết tán thành (Điều 76 Bộ luật Lao động 2019) |
Hiệu lực | Nội quy lao động có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 119 Bộ luật Lao động 2019 nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì hiệu lực do người sử dụng lao động quyết định trong nội quy lao động (Điều 121 Bộ luật Lao động 2019) | Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể do các bên thỏa thuận và được ghi trong thỏa ước. Trường hợp các bên không thỏa thuận ngày có hiệu lực thì thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực kể từ ngày ký kết (khoản 1 Điều 78 Bộ luật Lao động 2019) |
Thời hạn | Pháp luật không quy định về thời hạn hiệu lực của nội quy lao động. Do đó, nội quy lao động có hiệu lực là vô thời hạn. | Thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Thời hạn cụ thể do các bên thỏa thuận và ghi trong thỏa ước lao động tập thể. Các bên có quyền thỏa thuận thời hạn khác nhau đối với các nội dung của thỏa ước lao động tập thể (khoản 3 Điều 78 Bộ luật Lao động 2019) |
Nội quy lao động và thỏa ước lao động tập thể (Hình từ Internet)
Quyền lợi của người lao động được quy định trong nội quy lao động và thỏa ước lao động tập thể mà không có trong HĐLĐ thì họ có được hưởng quyền lợi đó không?
Nội quy lao động và thoả ước lao động tập thể là những văn bản được ký kết bên ngoài hợp đồng lao động quy định thêm các quyền và nghĩa vụ của người lao động/ người sử dụng lao động và phải có sự đồng ý của đại diện người lao động trước khi ký kết và tham gia.
Ngoài ra pháp luật cũng không cấm việc áp dụng quyền lợi của người lao động được quy định trong nội quy lao động và/ hoặc thỏa ước lao động tập thể mà không được quy định trong hợp đồng lao động.
Hơn nữa, Điều 81 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định việc khuyến khích áp dụng các quyền lợi có lợi hơn cho người lao động.
Do đó người lao động hoàn toàn được hưởng song song các quyền lợi từ cả nội quy lao động và thỏa ước lao động tập thể.
Đối thoại tại nơi làm việc có bắt buộc phải có nội dung về thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động không?
Đối thoại tại nơi làm việc có bắt buộc phải có nội dung về thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động không, thì căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 64 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Nội dung đối thoại tại nơi làm việc
1. Nội dung đối thoại bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Bộ luật này.
2. Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:
a) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
b) Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
c) Điều kiện làm việc;
d) Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
đ) Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
e) Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
Theo đó, đối thoại tại nơi làm việc không bắt buộc phải có nội dung về thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động mà các bên có thể lựa chọn thêm các nội dung này để tham gia đối thoại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?