Phân biệt bệnh viêm đường hô hấp mãn tính khác gì so với bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà thông qua những đặc điểm nào?
- Phân biệt bệnh viêm đường hô hấp mãn tính khác gì so với bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà thông qua những đặc điểm nào?
- Để chẩn đoán bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà thì cần lấy mẫu bệnh phẩm như thế nào để chẩn đoán?
- Thuốc thử và vật liệu thử dùng để chẩn đoán bệnh viêm phế quản mãn tính ở gà gồm những loại nào?
Phân biệt bệnh viêm đường hô hấp mãn tính khác gì so với bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà thông qua những đặc điểm nào?
Theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-39:2016 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 39: Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà quy định về chẩn đoán lâm sàng như sau:
Chẩn đoán lâm sàng
5.1 Đặc điểm dịch tễ
- Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà là bệnh truyền nhiễm ở gà và gà tây, do vi khuẩn M. gallisepticum gây ra.
- Gà mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, tuy nhiên gà từ 3 tuần tuổi đến 6 tuần tuổi và gà mái hậu bị mẫn cảm với bệnh hơn so với các lứa tuổi khác.
- Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng hay gặp nhất là lúc giao mùa, thời tiết thay đổi, như ở miền Bắc là chuyển từ mùa xuân sang mùa hè và mùa thu sang mùa đông; ở miền Nam là từ mùa mưa sang mùa khô và ngược lại.
- Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ gà mẹ sang gà con qua trứng, từ gà bệnh sang gà khỏe hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống, các dụng cụ chăn nuôi, người chăn nuôi.
- Tỷ lệ mắc bệnh cao (có thể lên tới 80 - 100 %) nhưng tỷ lệ chết của bệnh thấp (5 - 7 %).
5.2 Triệu chứng lâm sàng
Thời gian ủ bệnh có thể từ vài ngày đến vài tháng. Trong trường hợp bệnh truyền từ gà mẹ qua trứng sang gà con thì thời gian ủ bệnh dài hơn.
Triệu chứng bệnh ở gà con và gà hậu bị:
- Giai đoạn đầu của bệnh, gà hắt hơi, viêm kết mạc, chảy nước mắt, nước mũi, có thể viêm và sưng mí mắt.
- Gà xù lông, bỏ ăn, thở khó.
- Gà thở khò khè, có tiếng ran khí quản, dễ phát hiện vào buổi đêm.
- Bệnh tiến triển trong thời gian dài, gà gầy, yếu và chết.
Triệu chứng ở gà đẻ trứng và gà sinh sản:
- Sản lượng trứng giảm
- Gà thở khó, tiếng thở khò khè.
- Gà ho, vẩy mỏ, chảy nước mắt, nước mũi.
- Bệnh tiến triển, lúc đầu nước mắt, nước mũi loãng, sau đó đặc dần và đọng ở xoang mắt làm mặt gà sưng lên.
- Gà gầy nhanh và chết.
5.3 Bệnh tích
- Có dịch viêm ở mũi, khí quản, phế quản và túi khí.
- Thành túi khí dày lên và có màu trắng đục bã đậu.
- Viêm màng phổi, bề mặt có thể phủ lớp fibrin, rải rác có vùng hoại tử. Trong phổi có các vùng cứng, có thể có u hạt.
- Khớp sưng, phù nề, có dịch viêm.
- Ở gà đẻ, ống dẫn trứng bị viêm, sưng.
5.4 Chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán phân biệt bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà với một số bệnh khác ở gà theo Bảng 1.
Theo đóm bệnh viêm đường hô hấp ở gà là bệnh xảy ra mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, tuy nhiên gà từ 3 tuần tuổi đến 6 tuần tuổi và gà mái hậu bị mẫn cảm với bệnh hơn so với các lứa tuổi khác. Một số triệu chứng lâm sàng như gà hắt hơi, viêm kết mạc, chảy nước mắt, nước mũi, có thể viêm và sưng mí mắt,...và các triệu chứng khác theo tiêu chuẩn trên.
Dấu hiệu bệnh tích ở bệnh viêm đường hô hấp như: có dịch viêm ở mũi, khí quản, phế quản và túi khí, thành túi khí dày lên và có màu trắng đục bã đậu. Viêm màng phổi, bề mặt có thể phủ lớp fibrin, rải rác có vùng hoại tử. Trong phổi có các vùng cứng, có thể có u hạt, Khớp sưng, phù nề, có dịch viêm. Ở gà đẻ, ống dẫn trứng bị viêm, sưng.
Đối với bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà thì bệnh cũng xảy ra ở gà mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu là gà con. Tỷ lệ ốm của bệnh cao nhưng tỷ lệ chết thấp. Gà con nằm tụm lại. Gà khó thở, phải vươn cổ lên, há mỏ để thở.
Dấu hiệu bệnh tích của bệnh viêm phế quản truyền nhiễm như: Khí quản xuất huyết. Túi khí dày đục, có bã đậu màu vàng. Buồng trứng dị dạng; Trứng đẻ ra bạc màu, không có vỏ vôi. Thận sưng, ống dẫn niệu bị giãn, chứa đầy urat.
Phân biệt bệnh viêm đường hô hấp mãn tính khác gì so với bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà thông qua những đặc điểm nào? (Hình từ Internet)
Để chẩn đoán bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà thì cần lấy mẫu bệnh phẩm như thế nào để chẩn đoán?
Theo tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-39:2016 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 39: Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà quy định về lấy mẫu bệnh phẩm như sau:
Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
6.1 Lấy mẫu
- Nếu gà còn sống: lấy mẫu là dịch ngoáy ở hốc mắt, hốc mũi, hầu họng, khí quản.
Sát trùng bên ngoài vị trí lấy mẫu bằng bông cồn (3.5), dùng tăm bông vô trùng (3.6) ngoáy vào từng vị trí lấy mẫu rồi cho vào môi trường nuôi cấy (3.1).
- Nếu gà đã chết: lấy mẫu là dịch ở hốc mắt, hốc mũi, hầu họng, khí quản, phổi, các túi khí, dịch khớp gối chân.
Bệnh phẩm là dịch ở hốc mắt, hốc mũi, hầu họng, khí quản, các túi khí, dịch ở khớp chân: sát trùng bên ngoài vị trí lấy mẫu bằng bông cồn (3.5), dùng tăm bông vô trùng (3.6) hoặc xi lanh vô trùng để hút dịch ở từng vị trí lấy mẫu rồi cho vào môi trường nuôi cấy (3.1).
Bệnh phẩm là các túi khí: dùng kéo (4.8) mở xoang ngực, xoang bụng của gà, dùng panh (4.8) gạt phủ tạng để bộc lộ rõ túi khí, dùng tăm bông vô trùng (3.6) ngoáy vào túi khí rồi cho vào môi trường nuôi cấy (3.1).
Bệnh phẩm là phổi: Lấy mẫu vô trùng từ 10 g đến 100 g, cho vào từng lọ hay túi vô trùng riêng biệt, đậy kín, ghi ký hiệu mẫu
Mẫu bệnh phẩm nên được nuôi cấy trên môi trường càng nhanh càng tốt. Trong trường hợp phải vận chuyển đến phòng thí nghiệm thì mẫu bệnh phẩm phải được đựng trong các ống mẫu đã có môi trường thích hợp cho nuôi cấy vi khuẩn M. gallisepticum (môi trường Frey, xem 3.1), đậy kín, bảo quản trong điều kiện lạnh từ 2°C đến 8°C và gửi về phòng thí nghiệm trong vòng 24 h sau khi lấy mẫu. Gửi kèm theo bệnh phẩm giấy yêu cầu xét nghiệm có ghi rõ triệu chứng, bệnh tích và đặc điểm dịch tễ.
...
Từ tiêu chuẩn trên thì nếu là gà còn sống thì lấy mẫu là dịch ngoáy ở hốc mắt, hốc mũi, hầu họng, khí quản. Sát trùng bên ngoài vị trí lấy mẫu bằng bông cồn, dùng tăm bông vô trùng ngoáy vào từng vị trí lấy mẫu rồi cho vào môi trường nuôi cấy.
Trường hợp nếu gà đã chết thì lấy mẫu là dịch ở hốc mắt, hốc mũi, hầu họng, khí quản, phổi, các túi khí, dịch khớp gối chân.
Thuốc thử và vật liệu thử dùng để chẩn đoán bệnh viêm phế quản mãn tính ở gà gồm những loại nào?
Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-39:2016 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 39: Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà quy định về thuốc thử và vật liệu thử như sau:
Thuốc thử và vật liệu thử
Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích; sử dụng nước cất hoặc nước đã khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương không có Rnase, trừ các trường hợp có quy định khác.
3.1 Môi trường nước Frey (Phụ lục A)
3.2 Môi trường thạch Frey (Phụ lục A), là môi trường nước Frey có bổ sung 1 % thạch.
3.3 Huyết thanh bổ sung, bổ sung 5 % huyết thanh thai bê hoặc huyết thanh ngựa hoặc huyết thanh lợn vô trùng đã được bất hoạt ở 56°C trong 30 min.
3.4 Nguyên liệu cho PCR (Phụ lục B)
3.5 Bông cồn, bông cot-ton đã được tẩm cồn 70 %
3.6 Tăm bông vô trùng, có cán mảnh, đàn hồi, dài khoảng 20 cm, một đầu quấn bông thật chắc, to hơn hạt gạo đã được vô trùng.
3.7 Xi-lanh
...
Như vậy, thuốc thử và vật liệu thử dùng để chẩn đoán bệnh viêm phế quản mãn tính ở gà gồm:
- Môi trường nước Frey
- Môi trường thạch Frey, là môi trường nước Frey có bổ sung 1 % thạch.
- Huyết thanh bổ sung, bổ sung 5 % huyết thanh thai bê hoặc huyết thanh ngựa hoặc huyết thanh lợn vô trùng đã được bất hoạt ở 56°C trong 30 min.
- Nguyên liệu cho PCR (Phụ lục B)
- Bông cồn, bông cot-ton đã được tẩm cồn 70 %
- Tăm bông vô trùng, có cán mảnh, đàn hồi, dài khoảng 20 cm, một đầu quấn bông thật chắc, to hơn hạt gạo đã được vô trùng.
- Xi-lanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?