Ôn thi THPT môn Giáo dục công dân lớp 12 chủ đề thực hiện pháp luật (Phần 1)? Quan điểm xây dựng môn GDCD?
Ôn thi THPT môn Giáo dục công dân lớp 12 chủ đề thực hiện pháp luật (Phần 1)?
Câu 1. Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là:
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 2. Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là:
Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 3. Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là:
Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 4. Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra
theo quy định của pháp luật có độ tuổi là
Từ đủ 18 tuổi trở lên.
B. Từ 18 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
Câu 5. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới:
A. các quy tắc quản lý nhà nước.
B. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
C. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
D. các quy tắc kỉ luật lao động
Câu 6. Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy
định của pháp luật là
A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. Từ 18 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 7. Vi phạm hình sự là
A. hành vi rất nguy hiểm cho xã hội.
B. hành vi nguy hiểm cho xã hội.
C. hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội.
D. hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội
Câu 8. Vi phạm hành chính là hành vi xâm phạm các:
A. quy tắc quản lý nhà nước.
B. quy tắc kỉ luật lao động.
C. quy tắc quản lý xã hội.
D. nguyên tắc quản lý hành chính.
Câu 9. Thực hiện pháp luật là
A. đưa pháp luật vào đời sống của từng công dân.
B. làm cho những quy định của pháp luật đi vào đời sống.
C. làm cho các qui định của pháp luật trở thành các hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức
D. áp dụng pháp luật để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 10. Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có........, làm cho những.........của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi.........của các cá nhân, tổ chức:
A. ý thức/quy phạm/hợp pháp
B. ý thức/ quy định/ chuẩn mực
C. mục đích/ quy định/ chuẩn mực
D. mục đích/ quy định/ hợp pháp
Xem đầy đủ 25 câu trắc nghiệm GDCD 12 ôn thi THPT quốc gia chủ đề thực hiện pháp luật tại đây. Tải về
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo*
Ôn thi THPT môn Giáo dục công dân lớp 12 chủ đề thực hiện pháp luật (Phần 1)? Quan điểm xây dựng môn GDCD? (Hình từ Internet)
Đặc điểm của môn Giáo dục công dân theo Chương trình giáo dục phổ thông?
Căn cứ theo quy định tại Chương I Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân ban hành kèm Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về đặc điểm môn GDCD như sau:
Giáo dục công dân (môn Đạo đức ở cấp tiểu học, môn Giáo dục công dân ở cấp trung học cơ sở, môn Giáo dục kinh tế và pháp luật ở cấp trung học phổ thông) giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp học sinh hình thành, phát triển ý thức và hành vi của người công dân. Thông qua các bài học về lối sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế, môn Giáo dục công dân góp phần bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân, đặc biệt là tình cảm, niềm tin, nhận thức, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật, có kĩ năng sống và bản lĩnh để học tập, làm việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Ở giai đoạn giáo dục cơ bản: Đạo đức và Giáo dục công dân là các môn học bắt buộc. Nội dung chủ yếu của môn học là giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, pháp luật và kinh tế. Những nội dung này định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, quê hương, cộng đồng, nhằm hình thành cho học sinh thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt và ý thức tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.
Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Giáo dục kinh tế và pháp luật là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Nội dung chủ yếu của môn học là học vấn phổ thông, cơ bản về kinh tế, pháp luật phù hợp với lứa tuổi; mang tính ứng dụng, thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ thông của học sinh; được lồng ghép với nội dung giáo dục đạo đức và kĩ năng sống, giúp học sinh có nhận thức đúng và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân. Ở mỗi lớp 10, 11, 12, những học sinh có định hướng theo học các ngành Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính, Pháp luật,... hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về kinh tế, pháp luật và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Quan điểm xây dựng môn Giáo dục công dân theo Thông tư 32?
Căn cứ theo quy định tại Chương II Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân ban hành kèm Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về quan điểm xây dựng môn GDCD như sau:
Chương trình môn Giáo dục công dân tuân thủ các định hướng nêu trong Chương trình tổng thể, đồng thời, xuất phát từ đặc điểm môn học, nhấn mạnh các quan điểm sau:
- Chương trình môn Giáo dục công dân bảo đảm tính khoa học, tính sư phạm và tính thực tiễn, được xây dựng trên cơ sở: đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các thành tựu nghiên cứu về tâm lí học, giáo dục học, đạo đức học, luật học, lí luận chính trị và kinh tế học; kinh nghiệm trong nước và quốc tế về phát triển chương trình môn Giáo dục công dân; các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam và giá trị chung của nhân loại; thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập.
- Chương trình môn Giáo dục công dân bảo đảm tính hệ thống. Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, nội dung môn Đạo đức (cấp tiểu học) và môn Giáo dục công dân (cấp trung học cơ sở) được xây dựng theo hướng đồng tâm và phát triển,dựa trên các mạch nội dung giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, kinh tế, pháp luật và xoay quanh các mối quan hệ của con người với bản thân và người khác, với cộng đồng, đất nước, nhân loại, công việc và môi trường tự nhiên; mở rộng và nâng cao dần từ cấp tiểu học đến cấp trung học cơ sở. Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, nội dung môn Giáo dục kinh tế và pháp luật (cấp trung học phổ thông) được xây dựng theo hướng phát triển tuyến tính, xoay quanh các quan hệ kinh tế và pháp luật, từ kinh tế vĩ mô đến kinh tế vi mô, từ hệ thống chính trị và pháp luật đến quyền và nghĩa vụ công dân.
- Chương trình môn Giáo dục công dân chú trọng tích hợp các nội dung giáo dục trong nội bộ môn học về kĩ năng sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế và tích hợp nhiều chủ đề giáo dục cần thiết như: môi trường, bình đẳng giới, di sản văn hoá, phòng chống tệ nạn xã hội, tài chính,... Những nội dung này gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực tiễn của học sinh, gắn liền với các sự kiện có tính thời sự trong đời sống đạo đức, pháp luật, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của địa phương, đất nước và thế giới.
- Chương trình môn Giáo dục công dân được xây dựng theo hướng mở. Chương trình chỉ quy định những yêu cầu cần đạt; những nội dung dạy học cơ bản, cốt lõi cho mỗi cấp học, lớp học nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt; những định hướng chung về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục. Căn cứ vào các yêu cầu cần đạt và định hướng chung của chương trình, các tác giả sách giáo khoa, cơ sở giáo dục và giáo viên môn Giáo dục công dân chủ động, sáng tạo trong quá trình thực hiện và phát triển chương trình.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh tra Bộ Tài chính có chức năng gì? Thanh tra Bộ Tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác thanh tra?
- 3 mẫu viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ về hòa bình? Yêu cầu cần đạt của quy trình viết đoạn văn của học sinh lớp 5 là gì?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14179:2024 các biện pháp an toàn thông tin chung cho hệ thống ETC ra sao?
- Cục Điện ảnh: 22 nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Điện ảnh hiện nay như thế nào sau khi sáp nhập Bộ?
- Mẫu Đơn yêu cầu hủy hợp đồng mua bán nhà ở gửi Tòa án? Hướng dẫn cách viết đơn yêu cầu hủy hợp đồng mua bán nhà ở?