Ô nhiễm môi trường là gì? Số điện thoại đường dây nóng ô nhiễm môi trường cấp Trung ương là số nào?
Ô nhiễm môi trường là gì? Số điện thoại đường dây nóng về ô nhiễm môi trường cấp Trung ương?
Căn cứ theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
Trong đó:
- Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên (khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020).
- Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng và các hình thái vật chất khác (khoản 3 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020).
Số điện thoại và thư điện tử đường dây nóng về ô nhiễm môi trường cấp Trung ương được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-BTNMT năm 2022 như sau:
(1) Số điện thoại và thư điện tử đường dây nóng của Bộ Tài nguyên và Môi trường:
- Số điện thoại: 1800088848
- Địa chỉ thư điện tử: pakn@monre.gov.vn
(2) Số điện thoại và thư điện tử đường dây nóng của Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường:
- Số điện thoại: 1900999915
- Địa chỉ thư điện tử: duongdaynong@vea.gov.vn.
Ô nhiễm môi trường là gì? Số điện thoại đường dây nóng ô nhiễm môi trường cấp Trung ương là số nào? (Hình từ Internet)
Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường có vi phạm quy định pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường
...
6. Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.
7. Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.
8. Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
9. Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.
10. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
...
Như vậy, che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường.
Cơ quan nào có trách nhiệm thông tin, cảnh báo về ô nhiễm môi trường?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 166 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường
...
3. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện kiểm soát nguồn ô nhiễm; quản lý chất thải, chất lượng môi trường; cải tạo và phục hồi môi trường; bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật;
4. Tổ chức xây dựng, quản lý mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia; phê duyệt và tổ chức thực hiện các chương trình quan trắc môi trường; thông tin, cảnh báo về ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật;
5. Tổ chức xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng; hướng dẫn việc xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
...
Bên cạnh đó, tại điểm đ khoản 1 Điều 168 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
...
d) Tổ chức theo dõi, giám sát, cảnh báo, quản lý chất lượng môi trường và quản lý chất thải trên địa bàn theo thẩm quyền và theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; cải tạo, phục hồi môi trường; bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;
đ) Đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành mạng lưới quan trắc môi trường theo quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia; xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình quan trắc môi trường của địa phương; thông tin, cảnh báo về ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật;
e) Tổ chức điều tra, thống kê, cập nhật hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường, báo cáo môi trường theo quy định của pháp luật;
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì cơ quan có trách nhiệm thông tin, cảnh báo về ô nhiễm môi trường bao gồm:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Ủy ban nhân dân các cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?