Nộp tiền phạt vi phạm hành chính nhiều lần được áp dụng khi nào? Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần là bao lâu?
Nộp tiền phạt vi phạm hành chính nhiều lần được áp dụng khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 79 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 40 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có quy định như sau:
Theo đó, việc nộp tiền phạt vi phạm hành chính nhiều lần sẽ được áp dụng khi có đủ những điều kiện sau đây:
- Bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức;
- Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần.
Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế.
Đơn đề nghị của tổ chức phải được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế.
Nộp tiền phạt vi phạm hành chính nhiều lần được áp dụng khi nào? Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần là bao lâu? (Hình từ Internet)
Thời hạn nộp tiền phạt vi phạm hành chính nhiều lần là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 79 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định như sau:
Nộp tiền phạt nhiều lần
...
2. Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần.
Mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt.
3. Người đã ra quyết định phạt tiền có quyền quyết định việc nộp tiền phạt nhiều lần. Quyết định về việc nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản.
Như vậy, thời hạn nộp tiền phạt vi phạm hành chính nhiều lần sẽ không quá 6 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực.
Ngoài ra, số lần nộp tiền phạt vi phạm hành chính tối đa không quá 03 lần.
Hình thức nộp tiền phạt vi phạm hành chính được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt
1. Cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau đây:
a) Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt;
b) Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
c) Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam;
d) Nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào Kho bạc nhà nước theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích.
2. Thủ tục nộp tiền phạt:
a) Trong trường hợp quyết định xử phạt chỉ áp dụng hình thức phạt tiền mà cá nhân bị xử phạt không cư trú, tổ chức bị xử phạt không đóng trụ sở tại nơi xảy ra hành vi vi phạm, thì theo đề nghị của cá nhân, tổ chức bị xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt quyết định nộp tiền phạt theo hình thức nộp phạt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và gửi quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt;
b) Cá nhân, tổ chức bị xử phạt nộp phạt vào tài khoản Kho bạc nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
...
Theo đó, cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện việc nộp tiền phạt vi phạm hành chính theo một trong các hình thức sau đây:
- Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt;
- Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
- Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam;
- Nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào Kho bạc nhà nước theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ông già Noel có thật không? Ông già Noel ở nước nào? Noel có phải là ngày lễ lớn? NLĐ có được nghỉ vào Noel 25 tháng 12?
- Mẫu Quyết định giám sát chuyên đề của Đảng ủy cơ sở là mẫu nào? Tải về mẫu Quyết định giám sát chuyên đề của Đảng ủy cơ sở?
- Mẫu Một số quy định bầu cử tại Đại hội Chi bộ? Tải về Mẫu Một số quy định về bầu cử tại Đại hội Chi bộ của Đoàn chủ tịch?
- Mẫu phiếu tín nhiệm Cấp ủy Chi bộ là mẫu nào? Cách viết mẫu phiếu tín nhiệm Cấp ủy Chi bộ? Tải về mẫu?
- QCVN 121:2025/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe cơ giới từ 1/1/2025 thế nào?