Nội quy lao động quy định về xử lý kỷ luật dựa vào phiếu bầu của Hội đồng kỷ luật có đúng với quy định của pháp luật hay không?
Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 về việc xử lý kỷ luật lao động thì
Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
Như vậy, việc xử lý kỷ luật lao động được quy định cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp phải chứng minh được lỗi của người lao động
- Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên
- Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
- Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
Đồng thời, căn cứ vào khoản 3 Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động như sau:
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
....
3. Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.
Theo đó, nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 122 của Bộ luật lao động 2019, trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.
Nội quy lao động quy định về xử lý kỷ luật dựa vào phiếu bầu của Hội đồng kỷ luật có đúng với quy định của pháp luật hay không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp chứng minh yếu tố lỗi của người lao động để xử lý kỷ luật lao động như thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động:
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
1. Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi. Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.
Như vậy, việc chứng minh lỗi được thực hiện thông qua:
- Biên bản vi phạm đối với trường hợp doanh nghiệp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm; hoặc
- Quá trình thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động đối với trường hợp doanh nghiệp phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra.
Quyết định xử lý kỷ luật dựa vào phiếu bầu của Hội đồng kỷ luật có đúng với quy định của pháp luật hay không?
Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 về việc xử lý kỷ luật lao động thì
Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
Từ các phân tích ở trên, có thể thấy, việc ra Quyết định xử lý kỷ luật lao động phụ thuộc vào yếu tố lỗi của người lao động, doanh nghiệp muốn xử lý kỷ luật người lao động thì phải chứng minh được lỗi của người lao động, đây là yếu tố tiên quyết.
Bên cạnh đó, Việc chứng minh lỗi được thực hiện thông qua:
- Biên bản vi phạm đối với trường hợp doanh nghiệp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm; hoặc
- Quá trình thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động đối với trường hợp doanh nghiệp phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra.
Ngoài ra, việc tổ chức cuộc họp xử lý kỷ luật và bảo đảm các thành phần tham dự cũng như các yếu tố khác thuộc về vấn đề trình tự, thủ tục, cũng là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tính pháp lý của Quyết định xử lý kỷ luật lao động.
Trong các yếu tố này, hoàn toàn không có bất kỳ quy định nào về tính phụ thuộc giữa Quyết định xử lý kỷ luật lao động với kết quả biểu quyết của Hội đồng kỷ luật.
Như vậy, việc doanh nghiệp căn cứ vào kết quả biểu quyết của Hội đồng kỷ luật để ra Quyết định xử lý kỷ luật lao động là hoàn toàn không phù hợp.
Tóm lại, việc doanh nghiệp quy định nội dung về xử lý kỷ luật dựa vào phiếu bầu của Hội đồng kỷ luật trong Nội quy lao động không phù hợp quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?