Nội quy khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ và nội quy phòng đọc của Kiểm toán Nhà nước có những nội dung gì?
Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước theo các hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 38 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 2175/QĐ-KTNN năm 2014 quy định như sau:
Các hình thức tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ
1. Sử dụng tài liệu tại phòng đọc của lưu trữ cơ quan, lưu trữ đơn vị.
2. Xuất bản ấn phẩm lưu trữ.
3. Giới thiệu tài liệu lưu trữ trên trang thông tin điện tử của Kiểm toán Nhà nước.
4. Triển lãm, trưng bày tài liệu lưu trữ tại Phòng Truyền thống của Kiểm toán Nhà nước.
5. Trích dẫn tài liệu lưu trữ trong các công trình nghiên cứu.
Theo quy định trên, các hình thức tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước gồm:
- Sử dụng tài liệu tại phòng đọc của lưu trữ cơ quan, lưu trữ đơn vị.
- Xuất bản ấn phẩm lưu trữ.
- Giới thiệu tài liệu lưu trữ trên trang thông tin điện tử của Kiểm toán Nhà nước.
- Triển lãm, trưng bày tài liệu lưu trữ tại Phòng Truyền thống của Kiểm toán Nhà nước.
- Trích dẫn tài liệu lưu trữ trong các công trình nghiên cứu.
Sử dụng tài liệu lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước (Hình từ Internet)
Nội quy khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ và nội quy phòng đọc của Kiểm toán Nhà nước có những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 39 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 2175/QĐ-KTNN năm 2014 quy định như sau:
Quản lý việc sử dụng tài liệu lưu trữ
1.Văn phòng Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng của các Kiểm toán Nhà nước khu vực, đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm ban hành nội quy khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ và nội quy phòng đọc của Kiểm toán Nhà nước, của đơn vị, cụ thể:
- Thời gian phục vụ người khai thác, sử dụng tài liệu;
- Các giấy tờ người khai thác, sử dụng tài liệu cần xuất trình khi đến khai thác tài liệu;
- Những vật dụng được và không được mang vào phòng đọc;
- Quy định người khai thác, sử dụng tài liệu phải chấp hành và thực hiện các thủ tục nghiên cứu và khai thác tài liệu và các quy định có liên quan trong Nội quy ra, vào cơ quan; Quy định về sử dụng tài liệu; Quy định về phòng chống cháy nổ của cơ quan;
- Người khai thác, sử dụng tài liệu không được tự ý sao, chụp tài liệu, dữ liệu thông tin trong công cụ tra cứu khi chưa được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
2. Công chức, viên chức lưu trữ phải lập các loại sổ nhập, theo dõi việc khai thác, sử dụng tài liệu; phục vụ kịp thời, đúng đối tượng và theo đúng yêu cầu khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ đã được các cấp lãnh đạo phê duyệt.
Theo quy định trên, Văn phòng Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm ban hành nội quy khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ và nội quy phòng đọc của Kiểm toán Nhà nước, cụ thể:
- Thời gian phục vụ người khai thác, sử dụng tài liệu;
- Các giấy tờ người khai thác, sử dụng tài liệu cần xuất trình khi đến khai thác tài liệu;
- Những vật dụng được và không được mang vào phòng đọc;
- Quy định người khai thác, sử dụng tài liệu phải chấp hành và thực hiện các thủ tục nghiên cứu và khai thác tài liệu và các quy định có liên quan trong Nội quy ra, vào cơ quan; Quy định về sử dụng tài liệu; Quy định về phòng chống cháy nổ của cơ quan;
- Người khai thác, sử dụng tài liệu không được tự ý sao, chụp tài liệu, dữ liệu thông tin trong công cụ tra cứu khi chưa được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
Bảo đảm kinh phí cho công tác lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước từ nguồn nào?
Theo Điều 40 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 2175/QĐ-KTNN năm 2014 quy định như sau:
Đảm bảo kinh phí cho công tác lưu trữ
1. Bảo đảm kinh phí cho công tác lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước từ nguồn kinh phí thường xuyên.
2. Sử dụng kinh phí trong các hạng mục:
a) Xây dựng, cải tạo kho lưu trữ;
b) Mua sắm thiết bị, phương tiện bảo quản và công cụ phục vụ việc khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ;
c) Chỉnh lý tài liệu lưu trữ;
d) Tu bổ, lập bản sao bảo hiểm tài liệu lưu trữ;
đ) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ lưu trữ;
e) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ.
Theo quy định trên, bảo đảm kinh phí cho công tác lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước từ nguồn kinh phí thường xuyên.
Sử dụng kinh phí trong các hạng mục:
- Xây dựng, cải tạo kho lưu trữ;
- Mua sắm thiết bị, phương tiện bảo quản và công cụ phục vụ việc khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ;
- Chỉnh lý tài liệu lưu trữ;
- Tu bổ, lập bản sao bảo hiểm tài liệu lưu trữ;
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ lưu trữ;
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?