Nội dung theo dõi công tác bồi thường nhà nước bao gồm những gì và việc theo dõi công tác bồi thường nhà nước được thực hiện như thế nào?
Nội dung theo dõi công tác bồi thường nhà nước bao gồm những nội dung nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 08/2019/TT-BTP thì nội dung theo dõi công tác bồi thường nhà nước bao gồm những nội dung sau đây:
- Theo dõi công tác bồi thường nhà nước là việc các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện việc nắm bắt thông tin đối với các vụ việc yêu cầu bồi thường, giải quyết bồi thường và thực hiện trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại.
- Nội dung theo dõi công tác bồi thường nhà nước
+ Giải quyết yêu cầu bồi thường.
+ Tham gia tố tụng của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại trong vụ án dân sự về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, vụ án hình sự hoặc vụ án hành chính có nội dung giải quyết yêu cầu bồi thường.
+ Cấp kinh phí bồi thường và chi trả tiền bồi thường của cơ quan tài chính có thẩm quyền và cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.
+ Xác định và thực hiện trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại.
+ Xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.
+ Quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
Theo đó về nội dung trong công tác bồi thường nhà nước phải đảm bảo có nội dung theo khoản 2 Điều 8 trên.
Nội dung theo dõi công tác bồi thường nhà nước bao gồm những gì và việc theo dõi công tác bồi thường nhà nước được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc theo dõi công tác bồi thường nhà nước được thực hiện như thế nào?
Việc theo dõi công tác bồi thường nhà nước được quy định tại Điều 9 Thông tư 08/2019/TT-BTP, cụ thể như sau:
- Căn cứ thực hiện theo dõi công tác bồi thường nhà nước
+ Báo cáo về việc giải quyết yêu cầu bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả và việc xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại.
+ Báo cáo việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước.
+ Bản án, quyết định của Tòa án về giải quyết vụ án dân sự, hình sự, hành chính có nội dung giải quyết bồi thường.
+ Quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.
+ Đề nghị hướng dẫn nghiệp vụ, giải đáp vướng mắc hoặc đề nghị hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường.
+ Kết quả hoạt động kiểm tra, thanh tra công tác bồi thường nhà nước.
+ Thông tin báo chí về công tác bồi thường nhà nước.
+ Khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân về công tác bồi thường nhà nước.
+ Căn cứ khác có thông tin liên quan đến công tác bồi thường nhà nước.
- Một số hình thức cụ thể thực hiện theo dõi công tác bồi thường nhà nước
+ Lập danh mục vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường.
+ Yêu cầu cơ quan giải quyết bồi thường báo cáo về việc giải quyết yêu cầu bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả và xử lý kỷ luật người thi hành công vụ.
Trong việc theo dõi công tác bồi thường nhà nước, lập danh mục vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường quy định ra sao?
Về vấn đề lập danh mục vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường được quy định tại Điều 10 Thông tư 08/2019/TT-BTP:
- Hằng năm, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao lập danh mục vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Tòa án nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, cơ quan Điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Hằng năm, các Bộ lập danh mục vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm giải quyết của Bộ, Tổng cục, Cục, các đơn vị khác có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng thuộc Bộ theo quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ.
- Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập danh mục vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường mà cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trụ sở chính tại địa phương mình là cơ quan giải quyết bồi thường hoặc là bị đơn, bị đơn dân sự, người bị kiện trong vụ án dân sự, vụ án hình sự hoặc vụ án hành chính có nội dung giải quyết bồi thường.
- Danh mục vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường được gửi kèm theo báo cáo việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước về Bộ Tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?