Nội dung phân cấp quản lý công chức bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định ra sao? Nguyên tắc thực hiện phân cấp?

Nội dung phân cấp quản lý công chức bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định ra sao? Nguyên tắc thực hiện phân cấp? Có những đơn vị trực thuộc nào thuộc bảo hiểm xã hội Việt Nam? câu hỏi của anh A (Hồ Chí Minh).

Việc phân cấp quản lý công chức bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện dựa trên nguyên tắc gì?

Việc phân cấp quản lý công chức ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện dựa trên những nguyên tắc quy định tại Điều 3 Quy định về phân cấp quản lý đối với người được áp dụng chế độ công chức, viên chức, người lao động ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3766/QĐ-BHXH năm 2022, cụ thể như sau:

- Việc phân cấp quản lý bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, nguyên tắc tập trung, dân chủ, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của đơn vị và người đứng đầu đơn vị trong việc thực hiện những nội dung được phân cấp quản lý.

- Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng Giám đốc) lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện và quy định các nội dung phân cấp quản lý đối với người được áp dụng chế độ công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành BHXH Việt Nam.

- Người đứng đầu các đơn vị trực thuộc ngành BHXH Việt Nam chịu trách nhiệm toàn diện trước Tổng Giám đốc về triển khai các nội dung đã được phân cấp.

- Tuân thủ đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và các quy định của Đảng, Nhà nước và của BHXH Việt Nam về quản lý người được áp dụng chế độ công chức, viên chức và người lao động.

- Phân cấp quản lý đồng thời với việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; đảm bảo việc tuân thủ các quy định của pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác quản lý người được áp dụng chế độ công chức, viên chức, người lao động và hiệu quả hoạt động của các đơn vị trực thuộc ngành BHXH Việt Nam.

Nội dung phân cấp quản lý công chức bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định ra sao? Nguyên tắc thực hiện phân cấp?

Nội dung phân cấp quản lý công chức bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định ra sao? Nguyên tắc thực hiện phân cấp? (hình từ internet)

Nội dung phân cấp quản lý công chức bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định ra sao?

Nội dung phân cấp quản lý công chức ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định tại Điều 4 Quy định về phân cấp quản lý đối với người được áp dụng chế độ công chức, viên chức, người lao động ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3766/QĐ-BHXH năm 2022, cụ thể như sau:

Nội dung phân cấp quản lý
1. Về vị trí việc làm.
2. Quản lý biên chế.
3. Hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và hợp đồng lao động khác theo quy định.
4. Bố trí, phân công công tác, biệt phái đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý trong nội bộ ngành BHXH Việt Nam.
5. Chuyển công tác ra khỏi ngành BHXH Việt Nam.
6. Chuyển ngạch, nâng ngạch công chức lãnh đạo; thay đổi chức danh nghề nghiệp, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
7. Thôi việc đối với công chức lãnh đạo, viên chức; chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động.
8. Thực hiện chế độ nghỉ hưu; lùi thời điểm nghỉ hưu; kéo dài tuổi nghỉ hưu đối với công chức lãnh đạo trong đơn vị sự nghiệp trực thuộc có trình độ đào tạo của ngành chuyên môn; nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp trực thuộc;
9. Nghỉ ốm đau, thai sản, nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng.
10. Nghỉ không hưởng lương.
11. Cử công chức lãnh đạo, viên chức đi công tác, học tập tại nước ngoài.
12. Đi nước ngoài vì việc riêng bằng hộ chiếu phổ thông.
13. Công chức lãnh đạo, viên chức thuộc BHXH tỉnh đi công tác, học tập ngoài tỉnh.
14. Xử lý kỷ luật công chức lãnh đạo, viên chức và người lao động; tạm đình chỉ công tác đối với công chức lãnh đạo, viên chức; về chế độ báo cáo khi công chức lãnh đạo, viên chức, người lao động bị khởi tố, bắt tạm giam, truy cứu trách nhiệm hình sự, tòa án phạt tù.
15. Về xử lý trách nhiệm vật chất đối với công chức lãnh đạo, trách nhiệm bồi thường, hoàn trả đối với viên chức và người lao động.
16. Giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác cán bộ.
17. Công chức lãnh đạo, viên chức và người lao động sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự.
18. Cấp và quản lý thẻ công chức, viên chức và người lao động.
19. Cấp và quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.
20. Chế độ báo cáo, thống kê về công tác quản lý công chức, viên chức và người lao động.

Như vậy, việc phân cấp quản lý công chức bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm 20 nội dung kể trên.

Có những đơn vị trực thuộc nào thuộc bảo hiểm xã hội Việt Nam?

Tại Điều 2 Quy định về phân cấp quản lý đối với người được áp dụng chế độ công chức, viên chức, người lao động ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3766/QĐ-BHXH năm 2022, cụ thể như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Các đơn vị trực thuộc ngành BHXH Việt Nam gồm:
1.1. Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam ở Trung ương bao gồm: Đơn vị chuyên môn, giúp việc Tổng Giám đốc, đơn vị sự nghiệp trực thuộc, các đơn vị khác;
1.2. BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là BHXH tỉnh).
2. Các đơn vị hưởng lương từ Văn phòng BHXH Việt Nam (gọi chung là đơn vị chuyên môn, giúp việc) gồm:
2.1. Các đơn vị chuyên môn, giúp việc Tổng Giám đốc: Vụ Tài chính - Kế toán; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Thanh tra - Kiểm tra; Vụ Thi đua - Khen thưởng; Vụ Kế hoạch và Đầu tư; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Pháp chế; Vụ Quản lý đầu tư quỹ; Vụ Kiểm toán nội bộ; Ban Thực hiện chính sách BHXH; Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT); Ban Quản lý Thu - Sổ, Thẻ; Văn phòng;
2.2. Đơn vị khác: Văn phòng Hội đồng quản lý BHXH; Văn phòng Đảng ủy cơ quan BHXH Việt Nam; Văn phòng Ban Cán sự đảng BHXH Việt Nam; Công đoàn cơ quan BHXH Việt Nam.
3. Đơn vị sự nghiệp trực thuộc: Viện Khoa học BHXH, Trung tâm Truyền thông, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm Lưu trữ, Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến; Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng; Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH; Tạp chí BHXH; Ban Quản lý các dự án Công nghệ thông tin; Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng ngành BHXH.
...

Theo đó, những đơn vị trực thuộc nào thuộc bảo hiểm xã hội Việt Nam bao gồm:

- Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam ở Trung ương bao gồm: Đơn vị chuyên môn, giúp việc Tổng Giám đốc, đơn vị sự nghiệp trực thuộc, các đơn vị khác;

- BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là BHXH tỉnh).

Bảo hiểm xã hội Việt Nam Tải trọn bộ các quy định về Bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bảo hiểm xã hội Việt Nam có phải là cơ quan thuộc chính phủ không?
Pháp luật
Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức và quản lý theo chiều nào? Bảo hiểm xã hội Việt Nam có chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Tài chính không?
Pháp luật
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật mạng nội bộ của đơn vị tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm những gì? Thời hạn phê duyệt hồ sơ là khi nào?
Pháp luật
Công chức có thể được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Bảo hiểm xã hội Việt Nam sớm hơn bao lâu khi đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc?
Pháp luật
Xử lý nghiêm cá nhân vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ có phải là biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam không?
Pháp luật
Công chức viên chức người lao động trong cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam được phép thực hiện kiểm tra giám sát đối với những vấn đề gì?
Pháp luật
Công chức viên chức có cần tham gia ý kiến đối với kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan BHXH Việt Nam trước khi Tổng Giám đốc quyết định không?
Pháp luật
Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam là ai? Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam do ai bổ nhiệm? Nhiệm vụ của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam là gì?
Pháp luật
Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải công khai thông tin gì trong hoạt động của cơ quan? Công khai thông tin thông qua những hình thức nào?
Pháp luật
Có thực hiện xét tặng Bằng khen của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đối với cá nhân ngoài ngành BHXH hay không?
Pháp luật
Cơ quan Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện những hoạt động thanh tra nào? Biên chế của Thanh tra BHXH Việt Nam do ai quyết định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,499 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm xã hội Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào