Nội dung khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản gồm những gì?
- Nội dung khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản gồm những gì?
- Đơn đăng ký khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có phải thực hiện theo mẫu không?
- Trình tự cho phép thực hiện khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản được quy định ra sao?
- Sau khi công nhận kết quả khảo nghiệm, Tổng cục Thủy sản có trách nhiệm gì?
Nội dung khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản gồm những gì?
Theo Điều 33 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định nội dung khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:
(1) Nội dung khảo nghiệm thức ăn thủy sản bao gồm:
- Kiểm tra thành phần, chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trước khi tiến hành khảo nghiệm;
- Đánh giá đặc tính, công dụng của sản phẩm:
+ Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển;
+ Tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn phát triển của đối tượng khảo nghiệm; hệ số chuyển hóa thức ăn;
+ Các chỉ tiêu kỹ thuật khác nêu trong hồ sơ sản phẩm;
- Đánh giá độ an toàn đối với sức khỏe con người, đối tượng nuôi và môi trường trong quá trình sử dụng: Dư lượng kháng sinh, hóa chất độc hại trong thủy sản khảo nghiệm và môi trường (nêu cụ thể trong đề cương khảo nghiệm); đánh giá biến động các chỉ tiêu môi trường.
(2) Nội dung khảo nghiệm sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản gồm:
- Kiểm tra thành phần, chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trước khi tiến hành khảo nghiệm;
- Đánh giá đặc tính, công dụng của sản phẩm thông qua đánh giá sự biến động các chỉ tiêu vật lý, hóa học và sinh học trong môi trường nuôi; các chỉ tiêu kỹ thuật khác nêu trong hồ sơ sản phẩm;
- Đánh giá độ an toàn đối với sức khỏe con người, đối tượng nuôi và môi trường trong quá trình sử dụng:
+ Tồn dư thành phần của sản phẩm trong môi trường và trong động vật khi thu hoạch đối với sản phẩm có thành phần là hóa chất;
+ Dư lượng kim loại nặng trong môi trường, trong động vật khi thu hoạch;
+ Tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng của đối tượng nuôi.
Nội dung khảo nghiệm thức ăn thủy sản (hình từ Internet)
Đơn đăng ký khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có phải thực hiện theo mẫu không?
Căn cứ khoản 1 Điều 32 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
1. Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản gồm:
a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 17.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Đề cương khảo nghiệm theo Mẫu số 18.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Bản thuyết minh điều kiện của cơ sở thực hiện khảo nghiệm theo Mẫu số 19.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Theo quy định này, đơn đăng ký khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải thực hiện theo Mẫu số 17.NT Phụ lục III ban hành kèm Nghị định 26/2019/NĐ-CP. Tải về
Trình tự cho phép thực hiện khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản được quy định ra sao?
Theo khoản 2 Điều 32 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:
- Tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Tổng cục Thủy sản tổ chức thẩm định hồ sơ đăng ký khảo nghiệm.
+ Nếu hồ sơ đạt yêu cầu Tổng cục Thủy sản kiểm tra điều kiện cơ sở khảo nghiệm theo Mẫu số 20.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP. Tải về
+ Trường hợp không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục; sau khi khắc phục cơ sở có văn bản thông báo đến Tổng cục Thủy sản để tổ chức kiểm tra các nội dung đã khắc phục.
+ Trường hợp hồ sơ và điều kiện cơ sở khảo nghiệm đạt yêu cầu, Tổng cục Thủy sản phê duyệt đề cương khảo nghiệm và ban hành quyết định khảo nghiệm theo Mẫu số 21.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP. Tải về
++ Đồng thời thực hiện cấp phép nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản cho tổ chức, cá nhân để khảo nghiệm (nếu là sản phẩm nhập khẩu).
+ Trường hợp không đạt yêu cầu phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Sau khi công nhận kết quả khảo nghiệm, Tổng cục Thủy sản có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 5 Điều 32 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
…
5. Công nhận kết quả khảo nghiệm:
a) Sau khi kết thúc khảo nghiệm, cơ sở có thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khảo nghiệm báo cáo kết quả khảo nghiệm về Tổng cục Thủy sản. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả khảo nghiệm, Tổng cục Thủy sản tổ chức đánh giá kết quả khảo nghiệm và ban hành quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 22.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
b) Sau khi công nhận kết quả khảo nghiệm, Tổng cục Thủy sản trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung vào Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.
Như vậy, sau khi công nhận kết quả khảo nghiệm, Tổng cục Thủy sản có trách nhiệm trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung vào Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?