Nội dung hợp đồng lao động có được quy định hình thức trả lương cho người lao động là chuyển khoản hay không?
Hợp đồng lao động là gì?
Hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Lưu ý: Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Nội dung hợp đồng lao động có được quy định hình thức trả lương là chuyển khoản hay không?
Nội dung hợp đồng lao động có được quy định hình thức trả lương là chuyển khoản hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại điểm đ khoản 2 Điều 21 Bộ luật Lao động 2020 về Nội dung hợp đồng lao động cụ thể như sau:
Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
Đồng thời, theo quy định tại điểm d khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định về Hình thức trả lương như sau:
Hình thức trả lương do hai bên xác định theo quy định tại Điều 96 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể:
- Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
- Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
- Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
Như vậy, từ các quy định trên thì doanh nghiệp cần quy định rõ hình thức trả lương là chuyển khoản vào tài khoản cá nhân của người lao động. Tài khoản này có thể được định rõ trong hợp đồng lao động hoặc do người lao động chỉ định tùy từng thời điểm.
Đối chiếu với quy định trên thì việc doanh nghiệp chỉ ghi “hình thức trả lương: chuyển khoản” thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính do giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của Hợp đồng lao động.
Việc doanh nghiệp chỉ ghi trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương là chuyển khoản thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động cụ thể:
Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên; giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật Lao động; giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt trên đây chỉ là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, việc doanh nghiệp chỉ ghi trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương là chuyển khoản thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính do giao kết Hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động cụ thể:
- Từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
- Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
- Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?