Nội dung điều tra cơ bản của tài nguyên điện mặt trời được quy định như thế nào? Không gian điều tra cơ bản của tài nguyên điện mặt trời ra sao?
Nội dung điều tra cơ bản của tài nguyên điện mặt trời được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 03/2025/TT-BTNMT quy định việc điều tra tài nguyên điện mặt trời theo những nội dung cơ bản sau:
- Thu thập, tổng hợp thông tin, dữ liệu; khảo sát, đo đạc, phân tích, đánh giá về tài nguyên điện mặt trời:
+ Thu thập, tổng hợp các thông tin, dữ liệu hiện có về bức xạ mặt trời; khảo sát, đo đạc về bức xạ mặt trời trong trường hợp có nhu cầu bổ sung thông tin, dữ liệu;
+ Khảo sát, xác định thời gian chiếu sáng, số giờ nắng trung bình hàng ngày, theo tháng và theo năm;
+ Phân tích, đánh giá cường độ bức xạ mặt trời, tổng bức xạ mặt trời, phân bố bức xạ mặt trời, tính ổn định và sự biến động của nguồn năng lượng mặt trời trên khu vực điều tra.
- Thu thập, tổng hợp các thông tin, dữ liệu về địa hình, khí tượng, thủy văn:
+ Đặc điểm địa hình: độ cao, độ sâu (đối với khu vực biển, hồ), độ dốc và số liệu đặc trưng bề mặt khác tại khu vực điều tra;
+ Nhiệt độ, độ ẩm không khí trung bình hàng ngày, theo tháng và theo năm; số ngày mưa;
+ Các hiện tượng khí tượng, thủy văn về bão, gió mạnh, lũ quét, ngập lụt và các hiện tượng thiên tai khác tại khu vực điều tra.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tiềm năng tài nguyên điện mặt trời tại khu vực điều tra; phân vùng các khu vực có triển vọng phát triển điện mặt trời.
Nội dung điều tra cơ bản của tài nguyên điện mặt trời được quy định như thế nào? Không gian điều tra cơ bản của tài nguyên điện mặt trời ra sao? (Hình từ Internet)
Không gian điều tra cơ bản của tài nguyên điện mặt trời ra sao?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 03/2025/TT-BTNMT quy định không gian điều tra cơ bản của tài nguyên điện mặt trời như sau:
Thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên điện mặt trời trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam; ưu tiên, tập trung tại các khu vực sau đây:
- Các khu vực có cường độ bức xạ mặt trời trên 4,0 kWh/m²/ngày.
- Các khu vực có điều kiện thuận lợi có thể phát triển điện mặt trời:
+ Khu vực đất được sử dụng kết hợp mục đích điện mặt trời theo quy định của pháp luật về đất đai; khu vực đất trống, đất chưa sử dụng hoặc không thích hợp cho các hoạt động kinh tế - xã hội khác;
+ Mái nhà, công trình xây dựng có tiềm năng để phát triển điện mặt trời áp mái;
+ Khu vực có vị trí gần hạ tầng lưới điện phát triển; có khả năng kết nối với lưới điện sẵn có hoặc đã được quy hoạch.
Lưu ý:
Kết quả điều tra điều tra cơ bản của tài nguyên điện mặt trời được quy định tại Điều 6 Thông tư 03/2025/TT-BTNMT như sau:
- Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, bao gồm các nội dung quy định tại Điều 5 Thông tư 03/2025/TT-BTNMT.
- Bản đồ phân bố tiềm năng tài nguyên điện mặt trời thể hiện trên nền bản đồ địa hình do Bộ Tài nguyên và Môi trường xuất bản với tỷ lệ thích hợp, đáp ứng yêu cầu phục vụ cho việc lập quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch tỉnh.
- Thông tin, dữ liệu đã thu thập, đo đạc, khảo sát (bao gồm mẫu vật, tài liệu bản giấy và dữ liệu số).
Nguyên tắc xác định phạm vi điều tra cơ bản về tài nguyên điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới là gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 03/2025/TT-BTNMT quy định nguyên tắc xác định phạm vi điều tra cơ bản về tài nguyên điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới như sau:
- Điều tra cơ bản về tài nguyên điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới là hoạt động thu thập, tổng hợp thông tin, dữ liệu, khảo sát, đo đạc, phân tích, đánh giá về tài nguyên quy định tại Điều 1 Thông tư 03/2025/TT-BTNMT nhằm cung cấp thông tin, số liệu về hiện trạng, đặc điểm và đánh giá tiềm năng của tài nguyên phục vụ cho việc lập quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch tỉnh.
- Việc điều tra cơ bản về tài nguyên điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới thực hiện trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Ưu tiên thực hiện tại các vùng, miền, địa phương có tiềm năng, lợi thế về năng lượng tái tạo, năng lượng mới; nơi đang thiếu nguồn cung điện; nơi sẵn có hệ thống lưới điện nhằm phát huy lợi thế tự nhiên, hạ tầng lưới điện, chuyển dịch cơ cấu điện năng theo hướng các-bon thấp, đạt mục tiêu giảm phát thải và phát triển hệ thống điện bền vững.
- Việc điều tra cơ bản về tài nguyên điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới nhằm khai thác hiệu quả các nguồn điện, bảo đảm độ tin cậy cung cấp điện; bảo đảm an ninh cung cấp điện, an ninh năng lượng quốc gia; khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý, bền vững.
- Căn cứ yêu cầu bảo đảm an ninh cung cấp điện, tiến bộ khoa học và công nghệ, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, cơ quan có thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện điều tra cơ bản về tài nguyên điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Điện lực 2024 triển khai thực hiện điều tra cơ bản về tài nguyên điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới thuộc phạm vi quản lý.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Hướng dẫn 09-HD/TU 2025 về sắp xếp, bố trí CBCCVC và người lao động khi sáp nhập xã tại Hà Nội?
- Đề thi cuối học kì 2 Vật Lý 11 Kết nối tri thức năm 2025 kèm đáp án chi tiết thế nào? Tải file Đề thi cuối học kì 2 Vật Lý 11 kèm đáp án tham khảo?
- Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 10 5 2025? Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 10 5 2025?
- Con số may mắn hôm nay 10 5 2025? 1 con số may mắn hôm nay 10 5 2025? Các con số may mắn tài lộc hôm nay theo 12 con giáp?
- 30+ mẫu lời chúc viết thiệp chúc mừng Ngày của Mẹ ngắn gọn, chân thành? Status chúc mừng Ngày của Mẹ?