Nội dung của nhiệm vụ lập quy hoạch thủy lợi bao gồm những gì? Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ lập quy hoạch cho cơ quan nào?
Nội dung của nhiệm vụ lập quy hoạch thủy lợi bao gồm những gì?
Nhiệm vụ lập quy hoạch thủy lợi (Hình từ Internet)
Theo Điều 6 Nghị định 53/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ lập quy hoạch
Nhiệm vụ lập quy hoạch gồm những nội dung chủ yếu sau:
1. Tên quy hoạch.
2. Căn cứ lập quy hoạch.
3. Thời kỳ quy hoạch, phạm vi ranh giới quy hoạch.
4. Quan điểm, mục tiêu, nội dung, phương pháp lập quy hoạch.
5. Thời hạn lập quy hoạch.
6. Thành phần, số lượng và tiêu chuẩn, quy cách sản phẩm quy hoạch.
7. Chi phí lập quy hoạch.
Theo đó, nội dung của nhiệm vụ lập quy hoạch thủy lợi bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Tên quy hoạch.
- Căn cứ lập quy hoạch.
- Thời kỳ quy hoạch, phạm vi ranh giới quy hoạch.
- Quan điểm, mục tiêu, nội dung, phương pháp lập quy hoạch.
- Thời hạn lập quy hoạch.
- Thành phần, số lượng và tiêu chuẩn, quy cách sản phẩm quy hoạch.
- Chi phí lập quy hoạch.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ lập quy hoạch cho cơ quan nào?
Theo Điều 3 Nghị định 53/2019/NĐ-CP quy định cơ quan lập quy hoạch là cơ quan chuyên môn giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy lợi, phòng chống thiên tai.
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 53/2019/NĐ-CP quy định về quy trình lập, thẩm định quy hoạch thủy lợi như sau:
Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ lập quy hoạch cho cơ quan lập quy hoạch.
2. Cơ quan lập quy hoạch tổ chức xây dựng, hoặc thuê tư vấn lập nhiệm vụ lập quy hoạch, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch.
3. Cơ quan lập quy hoạch lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch, tư vấn thẩm tra quy hoạch; xây dựng quy hoạch và gửi lấy ý kiến theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
4. Cơ quan lập quy hoạch tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện quy hoạch trình hội đồng thẩm định quy hoạch.
5. Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch theo kết luận của hội đồng thẩm định quy hoạch, báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ lập quy hoạch cho cơ quan lập quy hoạch.
Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm gửi đối tượng nào lấy ý kiến về quy hoạch thủy lợi?
Theo Điều 11 Nghị định 53/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Lấy ý kiến về quy hoạch
1. Đối tượng lấy ý kiến về quy hoạch, gồm các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quy hoạch; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Trường hợp phương án quy hoạch có liên quan tới biên giới, hải đảo, quốc phòng, an ninh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lấy ý kiến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao trước khi gửi lấy ý kiến về quy hoạch.
3. Việc lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh và các tổ chức có liên quan về quy hoạch được thực hiện như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch bao gồm báo cáo quy hoạch, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, hệ thống sơ đồ, bản đồ thể hiện phương án quy hoạch;
b) Các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, tính từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch.
4. Việc lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khác được thực hiện bằng hình thức đăng tải dự thảo quy hoạch trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch (trừ những nội dung liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật) trong thời gian ít nhất 30 ngày tính từ ngày đăng tải hồ sơ lấy ý kiến.
5. Cơ quan lập quy hoạch tổng hợp ý kiến và giải trình, tiếp thu ý kiến trước khi trình thẩm định quy hoạch.
Theo đó, cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm gửi những đối tượng sau đây lấy ý kiến về quy hoạch thủy lợi gồm:
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quy hoạch;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?