Nội dung chủ yếu của Quyết định phê duyệt đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm những gì?
- Ai có thẩm quyền phê duyệt đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác?
- Nội dung chủ yếu của Quyết định phê duyệt đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm những gì?
- Lập, phê duyệt đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải được tiến hành như thế nào?
Ai có thẩm quyền phê duyệt đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác?
Thẩm quyền phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác được quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 44/2024/NĐ-CP như sau:
Khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác
...
2. Thẩm quyền phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
b) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản ở trung ương quản lý, trừ tài sản quy định tại điểm a khoản này.
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản ở địa phương quản lý, trừ tài sản quy định tại điểm a khoản này.
...
Theo đó, thẩm quyền phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác được quy định như sau:
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản ở trung ương quản lý, trừ tài sản quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 Nghị định 44/2024/NĐ-CP.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản ở địa phương quản lý, trừ tài sản quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 Nghị định 44/2024/NĐ-CP.
Lưu ý:
Cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 44/2024/NĐ-CP thông qua việc cung cấp dịch vụ sử dụng đường bộ và các dịch vụ khác liên quan đến tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và pháp luật có liên quan.
Nội dung chủ yếu của Quyết định phê duyệt đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Nội dung chủ yếu của Quyết định phê duyệt đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm những gì?
Nội dung chủ yếu của Quyết định phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại khoản 6 Điều 13 Nghị định 44/2024/NĐ-CP như sau:
- Tên cơ quan quản lý tài sản.
- Danh mục tài sản khai thác (tên tài sản; địa chỉ; loại/cấp/hạng; năm đưa vào sử dụng; thông số cơ bản (số lượng/chiều dài/diện tích...); nguyên giá, giá trị còn lại (nếu có); tình trạng sử dụng của tài sản).
- Phương thức khai thác: Cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác.
- Thời hạn khai thác tài sản (nếu có).
- Quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
- Quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý tài sản.
- Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Lưu ý:
Căn cứ Quyết định phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại khoản 6 Điều 13 Nghị định 44/2024/NĐ-CP của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan quản lý tài sản thực hiện việc cung cấp dịch vụ sử dụng đường bộ và các dịch vụ khác liên quan đến tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, pháp luật có liên quan và Đề án được duyệt.
Lập, phê duyệt đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải được tiến hành như thế nào?
Lập, phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải được quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 44/2024/NĐ-CP như sau:
- Cơ quan quản lý tài sản ở trung ương lập hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trình Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ đề nghị gồm:
+ Tờ trình của cơ quan quản lý tài sản về việc đề nghị phê duyệt Đề án: 01 bản chính;
+ Đề án khai thác tài sản do cơ quan quản lý tài sản lập: 01 bản chính;
+ Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản chính;
+ Ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản sao;
+ Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại điểm a khoản 4 Điều 13 Nghị định 44/2024/NĐ-CP, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, phê duyệt Đề án khai thác tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp Đề án chưa phù hợp.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Dự trữ Nhà nước là tổ chức trực thuộc cơ quan nào? Người đứng đầu Cục Dự trữ Nhà nước là ai?
- Quy định mới về các bên liên kết có giao dịch liên kết theo Nghị định 20? Giao dịch liên kết được áp dụng theo nguyên tắc nào?
- Bảng tổng hợp theo Thông tư 27 cuối năm học 2024 2025? Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp theo Thông tư 27?
- Quyết định 1524/QĐ-BTC 2025 điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2025 như thế nào?
- Thông tin tuyển sinh hệ chính quy trường Đại học Kinh tế UEB ĐHQG Hà Nội năm 2025 chính thức?