Nội dung chi thường xuyên cho hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước bao gồm các khoản chi nào?
- Nội dung chi thường xuyên cho hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước bao gồm các khoản chi nào?
- Tiêu chuẩn, mức chi cho hoạt động nghiệp vụ của hệ thống Kho bạc Nhà nước do cơ quan nào ban hành?
- Chi cho việc thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao của Kho bạc Nhà nước bao gồm những khoản nào?
Nội dung chi thường xuyên cho hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước bao gồm các khoản chi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 180/2013/TT-BTC quy định về nội dung chi như sau:
Nội dung chi
1. Chi thường xuyên:
a) Chi thanh toán cá nhân: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (nếu có), kinh phí công đoàn); tiền khen thưởng thành tích theo danh hiệu thi đua và các khoản thanh toán khác cho cá nhân;
b) Chi quản lý hành chính: Chi thanh toán dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng; thông tin tuyên truyền, liên lạc; hội nghị; chi công tác phí; chi thuê mướn; sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi hành chính khác;
c) Chi hoạt động nghiệp vụ: Mua sắm vật tư, hàng hóa dùng cho chuyên môn, nghiệp vụ; thiết bị an toàn kho quỹ, thiết bị kiểm đếm; ấn chỉ các loại; trang phục, bảo hộ lao động; các khoản nghiệp vụ kiểm đếm, đảo kho, điều chuyển, bảo vệ an toàn kho, tiền, vàng bạc, đá quý, ngoại tệ và các chứng chỉ có giá; bảo quản, lưu trữ tài liệu, chứng từ; các khoản nghiệp vụ khác;
d) Chi phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ;
đ) Chi đoàn đi công tác nước ngoài; chi đón, tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam; chi tổ chức hội thảo, hội nghị quốc tế tại Việt Nam;
e) Chi hỗ trợ công tác điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ công chức trong hệ thống Kho bạc Nhà nước;
...
Như vậy, theo quy định thì nội dung chi thường xuyên cho hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước bao gồm:
(1) Mua sắm vật tư, hàng hóa dùng cho chuyên môn, nghiệp vụ;
(2) Thiết bị an toàn kho quỹ, thiết bị kiểm đếm;
(3) Ấn chỉ các loại;
(4) Trang phục, bảo hộ lao động;
(5) Các khoản nghiệp vụ kiểm đếm, đảo kho, điều chuyển, bảo vệ an toàn kho, tiền, vàng bạc, đá quý, ngoại tệ và các chứng chỉ có giá;
(6) Bảo quản, lưu trữ tài liệu, chứng từ;
(7) Các khoản nghiệp vụ khác.
Nội dung chi thường xuyên cho hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước bao gồm các khoản chi nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn, mức chi cho hoạt động nghiệp vụ của hệ thống Kho bạc Nhà nước do cơ quan nào ban hành?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 180/2013/TT-BTC quy định về tiêu chuẩn định mức chế độ chi tiêu như sau:
Tiêu chuẩn định mức chế độ chi tiêu
1. Đối với các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành: Kho bạc Nhà nước thực hiện theo đúng các quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Đối với các khoản chi nghiệp vụ: Kho bạc Nhà nước căn cứ nguồn kinh phí được sử dụng và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi quy định hiện hành để xây dựng tiêu chuẩn, mức chi nghiệp vụ phù hợp với hoạt động của hệ thống Kho bạc Nhà nước trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt, ban hành.
2. Mức chi tiền lương, tiền công đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bình quân toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước áp dụng không vượt quá 1,8 lần so với mức lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do nhà nước quy định; tiền lương tăng thêm không bao gồm phụ cấp công vụ, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ.
Mức chi bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức bình quân toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước từ kinh phí tăng thu tiết kiệm chi không vượt quá 0,2 lần so với mức lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do nhà nước quy định; khoản bổ sung thu nhập không bao gồm phụ cấp công vụ, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ.
...
Như vậy, theo quy định, đối với các khoản chi nghiệp vụ thì Kho bạc Nhà nước căn cứ nguồn kinh phí được sử dụng và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi quy định hiện hành để xây dựng tiêu chuẩn, mức chi nghiệp vụ phù hợp với hoạt động của hệ thống Kho bạc Nhà nước trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt, ban hành.
Chi cho việc thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao của Kho bạc Nhà nước bao gồm những khoản nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Thông tư 180/2013/TT-BTC quy định về nội dung chi như sau:
Nội dung chi
...
đ) Chi thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án ứng dụng công nghệ thông tin, mua sắm trang thiết bị, đầu tư xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các nội dung khác theo nhiệm vụ chung của toàn ngành tài chính, trong đó có phục vụ nhiệm vụ chuyên môn của hệ thống Kho bạc Nhà nước theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
e) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
3. Chi thực hiện các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao:
a) Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án theo quy định của nhà nước;
b) Chi thực hiện nhiệm vụ phát hành, thanh toán công trái, trái phiếu, tín phiếu;
c) Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định;
d) Chi từ các nguồn vay nợ, viện trợ và nguồn kinh phí khác được cơ quan có thẩm quyền giao.
Như vậy, các khoản chi cho việc thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao gồm có:
(1) Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án theo quy định của nhà nước;
(2) Chi thực hiện nhiệm vụ phát hành, thanh toán công trái, trái phiếu, tín phiếu;
(3) Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định;
(4) Chi từ các nguồn vay nợ, viện trợ và nguồn kinh phí khác được cơ quan có thẩm quyền giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng theo Hướng dẫn 05? Tải về và hướng dẫn cách ghi?
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?
- Ý nghĩa của ngày 23 tháng chạp? 23 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 23 tháng chạp âm lịch là ngày gì?