Nợ sau khi được mua, tiếp nhận bởi công ty Mua bán nợ Việt Nam thì có thể được xử lý thông qua các hình thức nào?
Nợ sau khi được mua, tiếp nhận bởi công ty Mua bán nợ Việt Nam thì có thể được xử lý thông qua các hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 129/2020/NĐ-CP thì đối với các khoản nợ sau khi được mua, tiếp nhận thì công ty Mua bán nợ Việt Nam có thể xử lý theo các hình thức sau:
(1) Thu hồi nợ trực tiếp từ bên nợ và các bên có liên quan bằng tiền, tài sản, các công cụ nợ (trái phiếu, hối phiếu).
(2) Quản lý, đầu tư, khai thác, xử lý tài sản bảo đảm (bao gồm cả tài sản nhận gán nợ) để thu hồi nợ.
(3) Bán nợ theo các phương thức: đấu giá hoặc chào giá cạnh tranh, thỏa thuận trực tiếp với các tổ chức, cá nhân (không bao gồm bên nợ). công ty Mua bán nợ Việt Nam thực hiện bán nợ theo phương thức thỏa thuận trực tiếp với bên mua khi đáp ứng một trong những trường hợp sau:
- Sau khi đã bán nợ theo phương thức đấu giá công khai hoặc chào giá cạnh tranh nhưng không thành công;
- Trước khi công ty Mua bán nợ Việt Nam ký hợp đồng mua nợ đã có khách hàng cam kết mua lại từ 51% trở lên hoặc toàn bộ khoản nợ đó, đồng thời đáp ứng được các điều kiện của công ty Mua bán nợ Việt Nam về giá cả, thanh toán và đặt cọc, khả năng tham gia tái cơ cấu doanh nghiệp hoặc hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sau tái cơ cấu.
(4) Nhận chuyển giao nghĩa vụ trả nợ từ bên nợ sang bên thứ ba.
(5) Ủy thác thu hồi nợ hoặc thu hồi nợ thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ đòi nợ hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
(6) Chuyển nợ thành vốn góp tại doanh nghiệp.
(7) Cơ cấu lại nợ theo các hình thức: điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, khoanh nợ, điều chỉnh lãi suất khoản nợ.
(8) Giảm trừ một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ.
(9) Thu nợ có chiết khấu.
(10) Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật và quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Nợ sau khi được mua, tiếp nhận bởi công ty Mua bán nợ Việt Nam thì có thể được xử lý thông qua các hình thức nào? (Hình từ Internet)
Công ty mua bán nợ Việt Nam xử lý nợ mua thông qua chuyển giao nghĩa vụ trả nợ sang bên thứ ba phải bảo đảm nguyên tắc gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 129/2020/NĐ-CP có nêu như sau:
Nội dung xử lý nợ mua, tiếp nhận
1. Xử lý nợ mua:
a) Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, khoanh nợ, gia hạn nợ và điều chỉnh lãi suất khoản nợ phù hợp với khả năng của bên nợ và điều kiện thị trường;
b) Giảm trừ nghĩa vụ trả nợ lãi và một phần nợ gốc cho bên nợ nhưng phải đảm bảo phương án mua nợ có hiệu quả;
c) Thỏa thuận với bên nợ và các bên có liên quan để thu nợ bằng tài sản (bao gồm cả: quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; dự án, kể cả dự án bất động sản). Tài sản thu nợ phải được định giá thông qua tổ chức có chức năng thẩm định giá và đảm bảo có đủ hồ sơ, điều kiện để thực hiện chuyển giao quyền sở hữu giữa các bên theo quy định của pháp luật;
d) Thỏa thuận với bên nợ và bên thứ ba để thực hiện quyền chuyển giao nghĩa vụ trả nợ sang bên thứ ba trên nguyên tắc đảm bảo thuận lợi hơn cho DATC trong việc xử lý nợ và thu hồi nợ;
đ) Thỏa thuận với chủ sở hữu doanh nghiệp về việc chuyển nợ thành vốn góp để tham gia tái cơ cấu doanh nghiệp theo quy định tại Mục 5 Chương II Nghị định này;
e) Việc xử lý tài sản bảo đảm khoản nợ thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định tại Nghị định này.
Theo đó dối với nợ mua công ty mua bán nợ Việt Nam thỏa thuận với bên nợ và bên thứ ba để thực hiện quyền chuyển giao nghĩa vụ trả nợ sang bên thứ ba trên nguyên tắc đảm bảo thuận lợi hơn cho công ty mua bán nợ trong việc xử lý nợ và thu hồi nợ.
Công ty Mua bán nợ Việt Nam xử lý nợ tiếp nhận như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 129/2020/NĐ-CP quy định về nội dung xử lý nợ tiếp nhận của công ty Mua bán nợ Việt Nam như sau:
Nội dung xử lý nợ mua, tiếp nhận
...
2. Xử lý nợ tiếp nhận:
a) Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, khoanh nợ, gia hạn nợ và điều chỉnh lãi suất khoản nợ phù hợp với khả năng của bên nợ và điều kiện thị trường;
b) Giảm trừ nghĩa vụ trả nợ lãi và sử dụng một phần phí được hưởng theo quy định để giảm trừ một phần nghĩa vụ trả nợ gốc nhằm khuyến khích bên nợ trả nợ sớm;
c) Thỏa thuận với bên nợ và các bên có liên quan để thu nợ bằng tài sản (bao gồm cả: quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; dự án, kể cả dự án bất động sản). Tài sản thu nợ phải được định giá thông qua tổ chức có chức năng thẩm định giá và đảm bảo có đủ hồ sơ, điều kiện để thực hiện chuyển giao quyền sở hữu giữa các bên theo quy định của pháp luật;
d) Thỏa thuận với bên nợ và bên thứ ba để thực hiện chuyển giao nghĩa vụ trả nợ sang bên thứ ba trên nguyên tắc đảm bảo thuận lợi hơn cho DATC trong việc xử lý và thu hồi nợ;
đ) Thỏa thuận với chủ sở hữu doanh nghiệp nợ về việc chuyển nợ thành vốn góp để tham gia tái cơ cấu doanh nghiệp bên nợ theo quy định tại Mục 5 Chương II Nghị định này;
e) Việc xử lý tài sản bảo đảm khoản nợ thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định tại Nghị định này;
g) Đối với các khoản nợ được xác định là không có khả năng thu hồi theo quy định (bao gồm cả nợ xử lý trước thời điểm bàn giao) đã được DATC theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán từ 10 năm trở lên (tính cả thời gian doanh nghiệp theo dõi ngoài bảng trước khi chuyển giao cho DATC nếu có), DATC quyết định loại trừ, không tiếp tục theo dõi trên sổ sách kế toán sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính. DATC chịu trách nhiệm về việc loại trừ, không tiếp tục theo dõi các khoản nợ nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?