Những trường hợp nào mà người lao động được xem xét tiếp nhận vào làm viên chức? Tiền lương của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được tính như thế nào?
Những trường hợp nào mà người lao động được xem xét tiếp nhận vào làm viên chức?
Người lao động được xem xét tiếp nhận vào làm viên chức (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về việc xem xét tiếp nhận viên chức như sau:
Tiếp nhận vào làm viên chức
1. Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức và theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng được xem xét tiếp nhận vào làm viên chức đối với các trường hợp sau:
a) Các trường hợp có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn, kể cả thời gian công tác nếu có trước đó ở vị trí công việc thuộc các đối tượng quy định tại khoản này), gồm:
Người đang là cán bộ, công chức cấp xã;
Người đang ký hợp đồng lao động làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập hoặc đơn vị sự nghiệp ngoài công lập theo quy định của pháp luật;
Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
Người đang làm việc tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết;
Người đang làm việc trong các tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
b) Người có tài năng, năng khiếu đặc biệt phù hợp với vị trí việc làm trong các ngành, lĩnh vực: Văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, các ngành nghề truyền thống.
c) Người đã từng là cán bộ, công chức, viên chức, sau đó được cấp có thẩm quyền đồng ý chuyển đến làm việc tại lực lượng vũ trang, cơ yếu, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
...
Từ quy định trên thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức và theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển sẽ xem xét tiếp nhận người lao động vào làm viên chức nếu người lao động thuộc các trường hợp nêu trên.
Theo đó, người lao động mà bạn nói có thời gian làm việc tại Ban quản lý dự án huyện Đức Cơ và nay muốn chuyển sang làm việc tại Ban quản lý dự án tại huyện của bạn, nếu người này thuộc các trường hợp nêu trên đơn vị bạn có thể xem xét tiếp nhận người này.
Việc xếp lương cho viên chức đã có kinh nghiệm làm việc ở vị trí tuyển dụng được thực hiện dựa vào căn cứ nào?
Theo khoản 5 Điều 13 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức quy định:
Tiếp nhận vào làm viên chức
...
5. Trường hợp người được tuyển dụng, tiếp nhận vào làm viên chức theo quy định tại Nghị định này, được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm thì thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội trước ngày tuyển dụng, tiếp nhận vào làm viên chức (nếu có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) ở trình độ đào tạo tương ứng với trình độ đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận được tính để làm căn cứ xếp lương theo chức danh nghề nghiệp phù hợp với vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận.
Việc xếp lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng với vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận thực hiện theo quy định hiện hành.
Theo hướng dẫn trên thì trường hợp được tuyển dụng theo đúng vị trí chuyên môn đã được đảm nhận trước đây nếu có thời gian làm việc có đóng BHXH (chưa rút BHXH 1 lần) ở trình độ đào tạo tương ứng với trình độ đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng thì thời gian đóng BHXH sẽ được dùng làm căn cứ để xếp lương.
Tiền lương của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được tính như thế nào?
Căn cứ Điều 90 Bộ luật lao động 2019 quy định về tiền lương của người lao động như sau:
Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Theo đó, đối với người làm việc theo hợp đồng lao động thì tiền lương sẽ do các bên tự thỏa thuận trong hợp đồng. Chứ không có hướng dẫn cụ thể về việc xếp lương khi tuyển dụng như công chức, viên chức.
Do không có quy định hướng dẫn cụ thể về việc xếp lương khi tuyển dụng đối với người lao động như thế nào nên việc xếp người lao động hệ số lương 2.34 hay 3.66 sẽ do đơn vị tự quyết định dựa trên quy chế lương, thang lương, bảng lương của đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?
- Mẫu Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?